Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sắp có quy hoạch băng tần 4G

VNPT là một trong 5 nhà khai thác đã được cấp phép thử nghiệm công nghệ LTE Ảnh: Hà Thanh
Quy hoạch băng tần 2.3GHz và 2.5 GHz dành cho phát triển dịch vụ băng rộng di động dựa trên công nghệ 4G (Wimax/LTE) có thể được thông qua trong năm nay.
 
Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, Cục đã hoàn thành Dự thảo Quy hoạch băng tần 2.3Ghz và 2.5GHz cho công nghệ 4G và trình xin ý kiến lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, dự kiến, trong năm nay, Dự thảo Quy hoạch trên sẽ được ban hành. “Dải băng tần 2.3Ghz và 2.5GHz được quy hoạch dành cho cả công nghệ Wimax và LTE. Trước khi trình Bộ Thông tin và Truyền thông, Dự thảo Quy hoạch cũng đã thu nhận được ý kiến đóng góp từ các nhà khai thác dịch vụ viễn thông di động”, ông Hoan nói và khuyến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông nên cấp phép 4G cho các doanh nghiệp dựa trên hình thức thi tuyển như trong quy định của Luật Tần số vô tuyến điện.

Theo quy định tại Điều 18, Luật Tần số vô tuyến điện (có hiệu lực từ ngày 1/7/2010), có 3 phương thức cấp phép sử dụng tần số vô tuyến điện là cấp trực tiếp, cấp thông qua thi tuyển và cấp thông qua đấu giá. Trong đó, hình thức cấp phép thông qua thi tuyển và đấu giá sẽ được áp dụng cho các băng tần, kênh tần số có giá trị thương mại cao, có nhu cầu sử dụng vượt quá khả năng phân bổ các quy định trong quy hoạch tần số vô tuyến điện (chẳng hạn, dải băng tần quy hoạch cho công nghệ 4G). Thủ tướng Chính phủ sẽ quy định chi tiết về việc đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện; băng tần, kênh tần số được đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện trong từng thời kỳ, phù hợp với quy hoạch tần số vô tuyến điện.

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ đã xin Thủ tướng Chính phủ cho phép lùi thời điểm trình Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thi tuyển, đấu giá, chuyển quyền sử dụng tài nguyên viễn thông và đền bù trong trường hợp Nhà nước thu hồi tài nguyên viễn thông sang năm 2011. Trước đây, Bộ Thông tin và Truyền thông dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định này vào tháng 9/2010.

Trước đó, vào tháng 8/2010, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép thử nghiệm công nghệ LTE cho 5 nhà khai thác trong nước là VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC và ở băng tần 2.5-2.69 GHz. Các doanh nghiệp sẽ thử nghiệm dịch vụ trong vòng 2 năm để đánh giá công nghệ, cũng như nhu cầu của thị trường về các dịch vụ băng rộng được cung cấp dựa trên công nghệ này. Sau thời gian thử nghiệm, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thực hiện cấp phép chính thức dựa trên đề nghị của doanh nghiệp và lựa chọn hình thức cấp phép thi tuyển hay đấu giá theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Còn công nghệ Wimax cũng đã được 10 doanh nghiệp thử nghiệm cách đây 2 năm, nhưng cho đến thời điểm này, vẫn chưa có doanh nghiệp nào chính thức xin cấp phép chính thức.

Tuy nhiên, theo nhận định của ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), LTE là một công nghệ mới đang tiếp tục được hoàn thiện và giá cả còn cao, xét cả về thiết bị mạng, lẫn thiết bị đầu cuối và người sử dụng chưa có nhiều lựa chọn. “Công nghệ LTE sẽ được thử nghiệm tại Việt Nam trong 1-2 tới và tại thời điểm này, chưa thể đánh giá chính xác tiềm năng phát triển của công nghệ 4G tại Việt Nam”, ông Hải nói.

Đồng quan điểm, ông Hoan cũng khẳng định, đường lên 4G còn rất xa, vì hiện công nghệ Wimax hay LTE vẫn chưa đạt tốc độ chuẩn của 4G.

Theo thống kê của Hiệp hội Các nhà cung cấp dịch vụ di động toàn cầu, tính đến tháng 6/2010, có 80 nhà mạng đã cam kết khai trương LTE tại 33 quốc gia. Còn theo ông Hải, đến năm 2011, dự kiến, có vài chục mạng 4G được khai trương tại những quốc gia phát triển.

(Theo Huyền Anh // Báo đầu tư)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Người dùng Kindle học thức hơn người có iPad
  • Gói Office 2010 cho doanh nghiệp đã có ở Việt Nam
  • Norton 2011 có gì đặc biệt?
  • Ngỡ ngàng dial-up vẫn “sống” trong lòng Hà Nội
  • Những thương hiệu truyền thông di động hàng đầu
  • Từ Twitter đến BizTweet
  • Chọn kết nối Wi-Fi
  • Kiểm định quốc tế để khẳng định chất lượng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị