Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sau 3G sẽ là…

 

Điện thoại 3G của mạng KDDI, Nhật Bản

Điện thoại 3G của mạng KDDI, Nhật Bản
Chức năng kết nối 3G sẽ không đơn thuần là để “trang trí” cho nhiều thế hệ điện thoại di động có mặt tại Việt Nam trong tương lai gần.
 

Ngày 18/2/2009, 7 doanh nghiệp viễn thông Việt Nam (VMS - MobiFone, EVN Telecom, HT Mobile, SPT, GTel, Viettel Telecom, VNPT - Vinaphone) đã nộp “bài thi” cho bộ Thông tin Truyền thông trong cuộc “thi tuyển” chọn ra 4 nhà cung cấp hạ tầng và kinh doanh dịch vụ mạng 3G. Dự kiến, kết quả chung khảo sẽ được công bố vào tháng 4/2009. Việc triển khai trên thực tế còn là vấn đề của tương lai, nhưng đã có những xu hướng cho thấy cuộc “cách mạng” 3G sẽ là động lực của nhiều thay đổi trong thế giới công nghệ, hoạt động cung cấp dịch vụ gia tăng, cũng như thói quen sử dụng sản phẩm dịch vụ của nhiều người. Doanh Nhân dự đoán một số xu hướng chủ đạo, dưới góc nhìn lạc quan cũng như thận trọng về vấn đề này.


1. “Trái sơ - ri”
 

Từ nhãn quan mang nhiều kỳ vọng tích cực, có thể thấy một số khía cạnh “ngọt lành”:


Sự phát triển của thị trường thiết bị đầu cuối hỗ trợ 3G:
 

Ngày nay, rất nhiều thế hệ điện thoại thông minh có mặt trên thị trường trong nước được trang bị kết nối 3G, và cho tới thời điểm hiện tại, chức năng kết nối đó vẫn “chết lâm sàng” một cách lãng phí. Tình thế sẽ thay đổi khi mạng 3G được triển khai, con gấu ngủ đông sẽ được đánh thức. Sức hấp dẫn của những dịch vụ đa tiện ích trên nền tảng 3G, cộng với sức tiêu thụ lớn về sản phẩm công nghệ thông tin di động và giá bán sản phẩm ngày càng “dễ chịu” là cơ sở cho dự đoán về sự thúc đẩy sản xuất và cung ứng từ góc độ nhu cầu.


Dịch vụ giá trị gia tăng phong phú:
 

Bản chất của 3G sẽ chỉ dừng ở công nghệ, nếu thị trường cung cấp nội dung cho nó bị đóng băng. Nhưng, thực tế cho thấy từ khá lâu nay những dịch vụ gia tăng trên điện thoại di động đã rục rịch “chạy đà”, từ tải nhạc, tin nhắn MMS… tới truy cập web, phần mềm chat di động, mạng xã hội trên điện thoại di động. Xã hội hiện đại thúc đẩy nhu cầu tương tác (kết nối) và cá thể hóa trên các thiết bị cá nhân, và 3G sẽ góp sức lớn để phát triển những nhu cầu này, trước hết là bằng các ứng dụng căn bản như: gọi điện thoại có hình (video call), xem TV trên điện thoại, chia sẻ dữ liệu (nhiều định dạng), mạng xã hội (công nghệ web-mobile).


Thay đổi cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ
 

Sẽ có ngày bạn “mua” điện thoại di động mà không mất tiền, hoặc thoải mái “nấu cháo” mà (gần như) không phải trả cước? Điều đó là khả năng hoàn toàn có thể. Trong bối cảnh có quá nhiều dịch vụ gia tăng thì những dịch vụ căn bản sẽ có cơ hội được miễn phí hoặc tính phí rất thấp, và chi phí sản phẩm được chuyển dịch vào chi phí dịch vụ (đi kèm với các cam kết dịch vụ).


“Mặt trận” mới cho khai thác quảng cáo
 

Tiếp thị vận động từ hình thức bị động và chiều rộng sang chủ động và chiều sâu, khi các thông điệp của nhà quảng cáo tìm đến từng cá nhân khách hàng qua thiết bị di động. Ngay cả các kênh có vẻ như sẽ ít tương tác hơn như báo điện tử, truyền hình cũng có dịp được cổ động, do chúng được mạng 3G đưa tới “gõ cửa” từng thuê bao di động nhờ sức mạnh của băng thông rộng và kết nối đa dạng. Hiệu quả, hàm lượng “thông minh” và tính văn minh của thông điệp quảng cáo được tăng cường nhờ việc nhà quảng cáo nắm được sở thích, quan điểm, thói quen của từng nhóm khách hàng qua các chiến dịch khảo sát trước đó.


2. Và “quả bồ hòn”
 

Công nghệ 3G không có trách nhiệm cam kết tạo dựng một xứ sở thần tiên hay gì đó tương tự, mà phải dự liệu những khía cạnh bất lợi từ các thách thức và mặt hạn chế:


Virus và “kháng sinh”:

Càng mở rộng tốc độ và phạm vi kết nối thì những kẻ phá hoại càng có thêm cơ hội thả virus vào môi trường mạng, nạn nhân càng nhiều và thiệt hại vì thế mà có nguy cơ tăng lên. Để giải bài toán này, cần có sự hiệp đồng giữa nhà cung cấp dịch vụ, nhà điều hành mạng, nhà sản xuất thiết bị đầu cuối, người sử dụng và các bên khác có liên quan. Không lâu nữa, ngành công nghiệp phần mềm diệt virus trên điện thoại di động có thể trở thành ngành kinh doanh ăn nên làm ra.


Lộ mặt thông tin:
 

Nhà kinh doanh coi thông tin là nguồn lực, cá nhân coi thông tin riêng là tài sản bí mật, và kẻ trộm cũng nghĩ như vậy. Một lần nữa, kết nối để ngỏ một cửa sau cho kẻ xấu trộm cắp thông tin, nếu người sử dụng dịch vụ 3G không tỉnh táo và không có đủ biện pháp phòng vệ. Điện thoại di động ngoài chức năng thông tin còn có thể là một kho dữ liệu như thông tin tài khoản ngân hàng, các mối quan hệ, thông tin mật cá nhân, dữ liệu kinh doanh… Nếu bạn là một người có nhiều bí mật, hãy nhìn bài học của ngôi sao Paris Hilton: chiếc điện thoại di động của cô từng bị tấn công (hack), những tấm hình “nóng” và riêng tư của cô bị kẻ tấn công tung lên mạng.


Kẻ ngoài cuộc:
 

Sẽ có ít nhất 2 doanh nghiệp viễn thông phải đứng ngoài cuộc chơi 3G, dù rằng họ có khả năng được an ủi bằng việc cung cấp 3G trên hạ tầng… 2G. Điều này đặt các doanh nghiệp “chiếu dưới” này vào vị thế khá khó khăn: trung thành với 2G, hay phát triển 3G trên hạ tầng thấp hơn đối thủ, hoặc sáp nhập với các ông lớn…? Câu trả lời còn ở phía trước, nhưng chắc rằng phần không ai muốn “ăn” để lại cho các “thí sinh” thi rớt sẽ không thể ngọt ngào như “trái sơ-ri”.


Theo Wikipedia: 3G, hay 3-G, (viết tắt của third-generation technology) là công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi e-mail, tin nhắn nhanh, hình ảnh...). Công nghệ 3G được nhắc đến như là một chuẩn IMT-2000 của Tổ chức Viễn thông Thế giới (ITU). Lúc đầu 3G được dự kiến là một chuẩn thống nhất trên thế giới, nhưng trên thực tế, thế giới 3G đã bị chia thành 4 phần: UMTS (W-CDMA), CDMA 2000, TD-SCDMA, Wideband CDMA.

( Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Tờ báo 150 năm tuổi của Mỹ đóng cửa
  • Các DN viễn thông với “cuộc thi” 3G: “Vé vớt” cho ai ?
  • Vodafone “kết hôn” với Microsoft
  • 'Chôm' tài khoản IM, Gmail – Mục tiêu mới của Phisher
  • 'Bão' tài chính quật ngã nhiều đại gia truyền thông Mỹ
  • SAP kỳ vọng nhiều ở thị trường Việt Nam
  • HP và Sun Microsystems hợp tác dài hạn về Solaris
  • VDC chủ động đi tìm đối tác quốc tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị