Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thênh thang ICT VN

Theo thống kê của CLB Bán lẻ công nghệ thông tin - truyền thông (ICT), doanh số tiêu thụ phần cứng của thị trường VN năm nay tăng 20% so với năm ngoái .
 
Thị trường ICT VN vẫn giữ được mức tăng trưởng khả quan dù bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tỉ giá biến động. Nguyên nhân là do từng gia đình vẫn duy trì ý thức đầu tư thiết bị ICT để đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc... và các chương trình đầu tư của Nhà nước; bên cạnh đó là thói quen tiêu dùng hàng công nghệ mới của người VN.

Laptop là sản phẩm ICT hút hàng tại thị trường VN Ảnh: DGW

Nhu cầu tăng
 
Theo Bộ Thông tin - Truyền thông, năm 2009, tỉ lệ số hộ gia đình có máy tính là khoảng 14%. Tỉ lệ này tăng gần 3 lần so với năm 2004 (5%) nhờ mở rộng mạng lưới bán hàng kèm theo nhận thức về tính hữu ích của máy tính từ người dùng. Việc chủ động đầu tư mua sắm máy tính phục vụ công việc, học hành cho con cái ngay từ gia đình đã góp phần vào sự tăng trưởng chung.
 
Các chương trình của Chính phủ cũng góp phần thúc đẩy thị trường tăng trưởng với khoảng 40% thị phần tiêu thụ thông qua chương trình hiện đại hóa quản lý Nhà nước, xây dựng Chính phủ điện tử... Trong đó, ngành giáo dục được đầu tư nhiều nhất, chiếm 10% trong tổng 40% tổng thị phần.
 
Loay hoay tìm tiếng nói chung
 
Thị trường trong nước là một thị trường lớn, rất tiềm năng với doanh thu năm 2009 khoảng 6,4 tỉ USD. Để mở rộng và khai thác hiệu quả, các doanh nghiệp cần xây dựng chính sách kinh doanh linh hoạt ngay từ khâu bán hàng, hỗ trợ kỹ thuật, bảo hành... Ngoài ra, các kênh bán lẻ cần được mở rộng và trải đều nhằm tăng tính bao quát. Theo thống kê, hiện có khoảng 16.500 cửa hàng bán lẻ hàng công nghệ tại VN.
 
Số liệu công bố tại buổi tọa đàm “Kinh nghiệm tiếp cận thị trường” do CLB Phóng viên ICT TPHCM tổ chức vào tuần này, cho biết các hệ thống phân phối chính tập trung ở hai TP lớn là TPHCM (chiếm khoảng 70% doanh thu nhập khẩu) và TP Hà Nội (khoảng 30%). Trong đó, các doanh nghiệp vốn Nhà nước chiếm tỉ trọng áp đảo. TPHCM và Hà Nội cũng là hai thị trường nhập khẩu hàng công nghệ chính của VN, sức tiêu thụ cũng vượt xa các tỉnh, thành khác nhờ tập trung hàng loạt nhà nhập khẩu, phân phối lớn, như: FPT, CMC, IDC, Digiworld, Minh Thông,... và hàng loạt nhà bán lẻ lớn, như: Phong Vũ, Thành Nhân, Viễn Thông A, Thế giới Di động...
 
Các ý kiến tại buổi tọa đàm cho rằng việc hợp tác giữa hãng sản xuất và nhà nhập khẩu là rất quan trọng. Có ý kiến nhận định hãng sản xuất nếu thay đổi nhà phân phối liên tục sẽ ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu của hãng, vì khi thay đổi sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng như chế độ hậu mãi, bảo hành... Tuy nhiên, hãng sản xuất lại cho rằng khi tình hình kinh doanh không khả quan, việc thay nhà phân phối là tất yếu. Đôi khi, hãng sản xuất lựa chọn đến hai, ba nhà phân phối nhằm bảo đảm doanh số kinh doanh và tránh tình trạng phụ thuộc, độc quyền.
 
Trong khi đó, nhiều nhà phân phối lại cho rằng hãng sản xuất cần thể hiện cam kết lâu dài khi tham gia thị trường VN thông qua bảo đảm chất lượng hàng hóa. Đại diện nhà phân phối sản phẩm BenQ tại VN nói: “Nhà phân phối khi lựa chọn một sản phẩm rất cân nhắc. Sản phẩm giống như chỗ dựa, nếu chỗ dựa yếu thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của nhà phân phối!”.
 
Ông Phạm Thiện Nghệ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử VN, Tổng Thư ký Hội Tin học TPHCM, Chủ nhiệm CLB Bán lẻ ICT, cho biết: “Giữa nhà phân phối và hãng sản xuất khó tìm được tiếng nói chung giữa giá và chất lượng sản phẩm. Hãng sản xuất thường bỏ qua khâu kiểm định chất lượng thành phẩm khi nhà phân phối muốn nhập hàng giá thấp hơn. Khi đó, sản phẩm kém chất lượng đến tay người tiêu dùng sẽ gây thiệt hại kép”.

Còn nhiều bất cập

Bất cập trong chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp ICT tại VN vẫn còn nhiều, chẳng hạn như không được nhập khẩu tại chỗ. Các hãng có nhà máy đặt tại VN (như Intel, Foxconn, Canon...) không được bán hàng trực tiếp tại VN mà phải xuất, sau đó tái nhập. Điều này ảnh hưởng đến giá trị gia tăng trong nước của các doanh nghiệp, gián tiếp ảnh hưởng đến giá sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng.

(Theo Khắc Ánh/nld online)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Wi-Fi vẫn chưa thay thế được kết nối cáp nội bộ
  • Những kho phim hấp dẫn
  • SIM điện thoại sắp... hết thời
  • Công cụ office tốt hơn Google Docs
  • Office trực tuyến sẽ thay thế Office truyền thống
  • Dịch vụ tin nhắn mới của Facebook tiềm ẩn rủi ro
  • Chèn thông tin card visit vào chữ ký trong email
  • Kinh nghiệm chọn mua màn hình LCD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị