Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thương mại điện tử: Những chiến dịch quảng cáo ngốc nghếch trên Internet

Blog, mạng xã hội, website chia sẻ video... là chốn hấp dẫn để các công ty quảng bá hình ảnh của mình bởi khả năng lan truyền nội dung nhanh chóng. Nhưng cách thực hiện của một số hãng lại quá "thô".

Nhằm tạo tiếng vang cho thiết bị chơi game của mình, năm 2006, Sony xây dựng một blog giả có tên "All I Want for Xmas Is a PSP" (Tất cả những gì tôi mong đợi trong dịp Giáng sinh là máy PSP". Cậu bé Charlie - chủ nhân "ảo" của blog - đang cố tìm cách thuyết phục bố mẹ mua cho mình sản phẩm của công ty điện tử Nhật. Một số blogger đã nghi ngờ tính chân thực và phát hiện tên miền blog này thuộc về hãng quảng cáo Zipatoni. Trước sự đả kích của độc giả, "All I Want for Xmas Is a PSP" nhanh chóng biến mất khỏi Internet.

Giao diện blog của Jim và Laura. Ảnh chụp màn hình.

Hai người Mỹ có tên Jim và Laura rong ruổi trên các con đường và kể về những con người thân thiện họ gặp. Tuy nhiên, sự xuất hiện quá nhiều entry (bài viết) nói đến chuyện làm việc tại đại lý bán lẻ Wal-Mart thú vị thế nào khiến cộng đồng mạng đặt dấu hỏi. Dù Jim và Laura là hai con người thực, nhưng toàn bộ chuyến chu du của họ được Wal-Mart tài trợ và nằm dưới sự chỉ đạo của công ty PR (quan hệ cộng đồng) Edelman. Sự kiện này khiến các blogger nổi giận và thuật ngữ mới "flog" (fake blog - blog giả) ra đời.

Một trong những video ăn khách về Jawbone. Ảnh chụp màn hình.

Một loạt video quảng cáo tai nghe Bluetooth mang tên Jawbone của công ty Aliph đã thu hút số người xem khá đông trên YouTube. Trong clip xuất hiện nhiều kẻ ăn nói thô tục, những thiếu niên hư hỏng... nhằm truyền tải thông điệp: dù chuyện gì đang diễn ra (ám sát, ẩu đả...) thì bạn vẫn không bị ảnh hưởng nhờ công nghệ "sát thủ tiếng ồn" (NoiseAssassin) trong Jawbone. Nhưng các video này đã bị đánh giá là phản giáo dục bởi tội ác diễn ra ngay trước mắt mà người chứng kiến vẫn thờ ơ và thưởng thức những âm thanh "trong như pha lê".

Chiến dịch lăng xê tai tiếng nhất là khi một sản phẩm chứa đầy lỗi được gắn với khẩu hiệu "khủng". Chương trình quảng bá "The Wow starts now" (Điều kỳ diệu bắt đầu) chỉ là một trong những nỗ lực tuyệt vọng của Microsoft nhằm khơi dậy sự nhiệt tình của người dùng đối với Vista - hệ điều hành tiêu tốn nhiều tiền bạc của hãng phần mềm Mỹ. Thậm chí, tập đoàn này còn tạo trang showusyourwow.com để người hâm mộ có thể chia sẻ "Wow moment" (những khoảnh khắc khiến người dùng bất ngờ) khi sử dụng Vista.

(Theo vnexpress)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • 26 lỗi nguy hiểm trong phần mềm của Microsoft
  • Công nghệ “đánh thức” PC qua Internet
  • Giao diện Windows Live Messenger được cải tổ lại
  • Facebook vượt MySpace thống trị mạng xã hội ảo toàn cầu
  • "Ánh sáng chậm" giúp tăng tốc cho Internet
  • Apple thiệt hại 2 triệu USD vì “bà hỏa”
  • Những điều ít biết về ngày mạng di động đầu tiên "lên sóng"
  • Sẵn sàng cho giao dịch từ xa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị