Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Truyền hình tương tác cho phép người xem tham gia diễn xuất

Truyền hình tương tác một ngày nào đó có thể cho phép người xem tham gia diễn xuất trên màn hình nếu sáng kiến Sony đưa ra hồi đầu năm nay có thể mang lại được điều gì đó. Các kế hoạch về tivi tương tác khác sẽ cho bạn cảm giác là một tay đua thực sự trên trường đua thật khi đang thoải mái ngả mình trên ghế đi-văng nhà mình.

Không thích diễn trong các bộ phim nhàm chán ư? Hãy đá vào mông diễn viên bạn không ưa bằng avatar ảo của mình. Ảnh: Sony Computer Entertainment

Sáng chế này bao gồm các mini-game cho phép avatar được người xem điều khiển ném cà chua hay nhanh chóng tung cú đá vào mông diễn viên trong phim.

Sáng chế của Sony dựa trên một kiểu công nghệ xếp lớp tương tác cho các show truyền hình hay phim ảnh được tạo ra bởi máy chơi video game như PlayStation 3 của Sony. Cụ thể là người xem tivi thụ động giờ đây có thể dùng avatar ảo của mình để tương tác trên màn hình khi chương trình tivi hay các hành động trên phim làm họ khó chịu.

Ý tưởng trực tiếp bắt nguồn từ vở kịch lừng danh"Mystery Science Theater 3000," một loạt chương trình hài kịch truyền hình từ những năm 90 liên quan đến các nhà bình luận thảo luận về những bộ phim dở tệ mà họ đang xem. Sáng tạo của Sony có thể mang đến những buổi tối xem phim thú vị cho nhóm bạn ở một cấp độ cao hơn bao gồm các trò chơi như ném cà chua thả nhện lên lưng diễn viên.

Một ý tưởng sáng tạo hơn nữa là thêm các nhân vật có thể “ném được” ưu tiên hiện diện trong các cuộc chiến hay phim hành động. Việc bổ sung khả năng cho người xem chơi các trò video game trên màn hình phim như thế như trong phim "Ngày Độc lập" (Independence Day) có thể tốt hơn là thêm nhân vật ném được trong phim "Giải cứu binh" (Saving Private Ryan) hay "Chiến dịch diều hâu" (Blackhawk Down)

Máy game PS3 của Sony có thể phát đĩa Blu-ray cùng với video game và do vậy nó có thể là nền lý tưởng để công ty bổ sung các tính năng tương tác khi xem phim. Nhưng dù sao đây vẫn là một ý tưởng chưa thể hiện thực hóa được.

Khởi động máy!

Tương lai của truyền hình  tương tác sẽ có thể sớm bao gồm các cuộc đua ảo đang diễn ra thực với các tay đua chuyên nghiệp giải công thức 1 hay NASCAR.

Hai công ty độc lập đã kiểm tra thử dịch vụ có tên "Real-Time Racing" và "Real Time Race," 2 dịch vụ cho phép người ta dùng máy tính cá nhân hay máy chơi video game để đua giành giải với đại diện ảo của những tay đua ô tô thật trên đường đua thật khi cuộc đua đang thực sự diễn ra.

Công ty iOpener với "Real-Time Racing" đã cài đặt các túi thu dữ liệu nhỏ trên các xe giúp đua tăng cường tín hiệu GPS cho biết tốc độ và vị trí xe trên đường đua nên các xe đua ảo hầu như chạy rất khớp với sự kiện đua thực sự được phát trên truyền hình. Đối thủ “Real Time Race” lại lập bản đồ đường đua trước để tạo góc nhìn 360 đọ tại mỗi đoạn đường đua và cho phép người chơi lái xe ảo trong môi trường hình ảnh thực.

Sẵn sàng diễn xuất:

Khán giả tại gia đã tạo ra sự trải nghiệm tương tác bằng sử sụng Internet trong khi xem các sự kiện được yêu thích. Khoảng 1/10 số khán giả xem chương trình Lễ trao giải Oscars 2009 đã đăng nhập vào các site như Facebook. Và Hiệp hội Hàng điện tử Tiêu dùng (CEA) cho biết 2/3 người lớn online nói rằng họ luôn, thường hoặc thỉnh thoảng lướt nét khi xem các chương trình tivi.

Báo cáo gần đây CEA thậm chí còn suy diễn về một tương lai mà ở đó con người có thể “gắn’ mác quần hay giày dép mà họ xem trong phim vào phần nhắc nhở để mua sau đó. Sự bổ sung lựa chọn đó có nguy cơ đẩy nhiều sản phẩm thay thế lên phim ảnh và show truyền hình nhưng đó vẫn là một khả năng hành động cho khán giả truyền hình – chưa đề cập đến một nguồn dữ liệu marketing hữu ích cho cách nhà bán lẻ.

Nhiều trong số các lựa chọn mà truyền hình tương tác có thể mang lại dường như vẫn là ý tưởng xa vời. Nhưng hiện tại, người ta có thể làm được nhiều hơn những gì mà truyền hình tương tác mang lại bằng cách ghé thăm và hòa mình vào những rạp bóng sôi động ở địa phương.

(Theo Mike (LiveScience) // Sở khoa học công nghệ Đồng Nai)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Chế tạo thành công bóng bán dẫn phân tử đầu tiên
  • Lời cảnh báo về an ninh thông tin
  • “Đóng băng” hệ thống với Returnil Virtual System 2010
  • Bắt Word viết sơ yếu lý lịch bằng tiếng Anh
  • iTVGoggles - rạp chiếu phim cá nhân giá 310 USD
  • SAP công bố các giải pháp dành cho ngân hàng Việt
  • Các khoa học gia máy tính ra sức tăng cường an ninh trực tuyến
  • Phần mềm quét virus D32 tái xuất giang hồ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị