Khi học bạ điện tử được sử dụng rộng rãi, hy vọng sẽ góp phần hạn chế nhiều câu chuyện buồn và tiêu cực xung quanh quyển học bạ đã xảy ra trong nhiều năm qua...
Học bạ điện tử thể hiện những ưu điểm như tính tiện lợi, kịp thời trong trao đổi thông tin giữa nhà trường và phụ huynh. Trong một số trường hợp, giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ không phải mời phụ huynh học sinh đến để nghe thầy cô nói về một học sinh nào đó, vì học bạ điện tử sẽ là công cụ hỗ trợ việc giao tiếp giữa thầy cô với từng phụ huynh... Còn, còn nữa nhiều tiện ích của công nghệ thông tin (CNTT) đi vào từng ngóc ngách của đời sống học đường, đời sống xã hội.
Bước đầu hình thành học sinh điện tử
Ngay đầu năm học 2007-2008, Bộ Giáo dục-Đào tạo đã thực hiện việc chuyển phát công văn, tài liệu qua mạng Internet đến các sở giáo dục-đào tạo và các trường. Vì năm học 2008-2009 được ngành giáo dục chọn là năm học “Công nghệ thông tin”, nên từ năm học 2007-2008 đã phải chuẩn bị cơ sở pháp lý, đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ban lãnh đạo các đơn vị, các cơ sở về ứng dụng CNTT trong giáo dục.
Nhiều sở giáo dục-đào tạo ngay từ đầu năm học 2008-2009 đã triển khai kết nối Internet băng thông rộng tới các đơn vị, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, còn triển khai việc cung cấp địa chỉ e-mail cho mỗi học sinh, mỗi giáo viên của các trường với tên miền của sở.
Trong năm học này, nhiều địa phương đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý đến từng trường phổ thông, cấp mã số thẻ học sinh thống nhất toàn quốc (do Cục CNTT cung cấp) và học bạ điện tử cho học sinh theo chủ trương của Bộ Giáo dục-Đào tạo.
Phần mềm Quản lý học bạ (eSR) cho phép quản lý quá trình học tập của học sinh một cách toàn diện, là cầu nối liên lạc giữa gia đình và nhà trường. Hệ thống được xây dựng trên nền công nghệ ASP.NET 1.1 của Microsoft. Sở Giáo dục-Đào tạo cũng chỉ đạo các trường thuộc địa phương đẩy mạnh việc giảng dạy môn Tin học theo hướng đưa phần mềm mã nguồn mở, phần mềm có bản quyền hợp pháp vào giảng dạy như King Office, Open Office, Linux... và triển khai áp dụng chương trình giảng dạy CNTT theo các mô-đun kiến thức; đồng thời, khuyến khích giáo viên soạn giáo án trên máy tính và chia sẻ trên mạng để trao đổi kinh nghiệm và dùng chung.
Mô hình chính phủ điện tử lấy công dân làm trung tâm là chính phủ chủ động xử lý sự phản hồi từ công dân về vấn đề liên quan tới chính sách đối với các dịch vụ mà công dân cần. |
Mỗi trường đại học, cao đẳng sư phạm cần phải có một trang web riêng với nội dung được cập nhật thường xuyên; đồng thời, xây dựng mô hình cổng thông tin điện tử trên cơ sở dùng mã nguồn mở do chính đội ngũ cán bộ CNTT của trường khai thác.
Ứng dụng CNTT trong dạy và học cũng như trong công tác quản lý đang thực sự tạo ra một cuộc “cách mạng” trong ngành giáo dục. Tuy nhiên, muốn ứng dụng tốt CNTT, trước tiên người thầy phải chịu khó tìm hiểu để nâng cao trình độ, đồng thời sáng tạo trong phương pháp giảng dạy nhằm thu hút học sinh. Công dân điện tử Chính phủ điện tử đòi hỏi phải có những công dân điện tử. Đây là vấn đề khó khăn đối với người dân ở vùng nông thôn. Việt Nam hiện nay có khoảng 10 triệu công dân điện tử, mới chỉ chiếm gần 1/8 số dân cả nước, tỷ lệ này tuy thấp nhưng có xu hướng tăng nhanh trong tương lai. Thực tế cho thấy, chưa có một quốc gia nào trên thế giới có 100% công dân điện tử dù chính phủ điện tử và nền tảng CNTT của họ vượt xa Việt Nam hàng chục năm. Một trong những giải pháp cho vấn đề này là Việt Nam cần sáng tạo trong việc tạo điều kiện để người dân ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận với chính phủ điện tử. Không nhất thiết phải có điện thoại, phải có Internet ở nhà, người dân mới có thể trở thành công dân điện tử. Giai đoạn cuối là công dân sẽ trở thành trung tâm. Chính phủ giờ đây sẽ cung cấp một cách chủ động các dịch vụ theo vòng đời của công dân. Đó là một chu kỳ bắt đầu từ lúc công dân ra đời cho tới lúc chết và mọi thứ diễn ra trong khoảng giữa hai dấu mốc đó. Theo đó, chính phủ sẽ chủ động cung cấp dịch vụ công cho công dân theo cách mà họ cảm thấy thuận lợi nhất khi truy cập vào. Một đóng góp mang tính then chốt của mô hình chính phủ điện tử lấy công dân làm trung tâm chính là sự vào cuộc chủ động từ phía chính phủ. Đó không phải là giao tiếp một chiều giữa chính phủ và công dân mà là chính phủ chủ động xử lý sự phản hồi từ công dân về vấn đề liên quan tới chính sách đối với các dịch vụ mà công dân cần. Đây cũng là xu hướng mà nhiều chính phủ đang hướng tới, chuyển từ chính phủ là trọng tâm sang công dân là trọng tâm. Trên thế giới, đã có không ít quốc gia tiệm cận với mô hình chính phủ điện tử lấy công dân làm trọng tâm. Chẳng hạn, người dân Úc có thể tiếp cận với mọi sở, ban, ngành của chính phủ nước này thông qua một địa chỉ duy nhất là australia.gov.au. Còn người dân Hồng Kông thì từ năm 2004 đã có thể tiếp cận với 180 loại dịch vụ công khác nhau từ 50 ban, ngành của chính phủ so với 60 dịch vụ cung cấp bởi 20 ban, ngành vào năm 2001. Văn minh hành chính được xây dựng trên nhiều tiêu chí, trong đó có chất lượng của chính phủ điện tử. Chính phủ điện tử ngoài việc cung cấp thông tin, dịch vụ còn có chức năng đối thoại với người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Hoạt động của hệ thống này tạo ra công dân điện tử, tiếp nhận thông tin hướng dẫn để tự điều chỉnh hành vi, bày tỏ quan điểm, phản biện chính sách hoặc phê bình chính phủ. Sự tương tác gần gũi giữa chính phủ và người dân như thế này cũng là một điều kiện để thực hiện xã hội dân chủ. Có nhiều ý kiến cho rằng, muốn có chính phủ điện tử phát triển thì phải có công dân điện tử. Quan điểm này đúng, nhưng chưa đủ. Người dân, doanh nghiệp luôn mong muốn được thụ hưởng đầy đủ mọi tiện ích trong các quan hệ với chính quyền để tiết kiệm tối đa thời gian, tiền bạc và sức khỏe; người dân cũng có nhu cầu được tiếp xúc, trao đổi, tham gia đóng góp ý kiến với chính quyền. Do đó, người dân luôn sẵn sàng làm công dân điện tử, vấn đề ở đây là chính phủ có sẵn sàng với chính phủ điện tử hay không.
(Theo Diệp Văn Sơn // Thời báo kinh tế Sài Gòn)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com