Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xung quanh việc thí điểm phần mềm Vilis-Chỉ nên triển khai rộng sau khi nghiệm thu

Sau khi Báo SGGP đăng thông tin về việc Sở Thông tin- Truyền thông (TT-TT) TPHCM chính thức có văn bản đề nghị UBND TPHCM không triển khai trên diện rộng phần mềm Vilis trong quản lý đất đai tại các quận huyện, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi về vấn đề này. Nổi bật lên chính là vấn đề có hay không sự lãng phí khi triển khai đại trà phần mềm này và đây có là phần mềm hoàn thiện để thực hiện quản lý nhà nước đối với tài nguyên đất đai hay không.

Có hay không sự lãng phí?

Như trong công văn gửi UBND TPHCM, Sở TT-TT bày tỏ sự lo ngại sau khi có quyết định của Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín đồng ý cho triển khai đồng loạt phần mềm Vilis tới các quận huyện trên địa bàn TP theo tờ trình của Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT).

Nguyên nhân như ông Lê Mạnh Hà, giám đốc Sở TT-TT cho biết, hiện nay, Sở TT-TT cũng đang triển khai một số phần mềm quản lý nhà nước về đất đai đã được TP phê duyệt kế hoạch và theo mô hình chung của kiến trúc chính quyền điện tử TP.

Trong khi đó, từ năm 2006 đến nay, phần mềm Vilis chưa chứng minh đạt được yêu cầu của TP, vẫn còn đang thí điểm và mô hình hệ thống chưa thật sự phù hợp với quy trình thực tế tại quận huyện. Việc triển khai diện rộng phần mềm này sẽ gây lãng phí tương tự như Đề án 112 đã làm với việc triển khai 3 phần mềm dùng chung thất bại.

Ngay sau khi bài báo được đăng tải, chúng tôi nhận được công văn của Cục Công nghệ Thông tin (Bộ TN-MT), đề ngày 30-7-2008, khẳng định không có sự lãng phí nào trong việc triển khai phần mềm này và giải thích thêm thông tin liên quan đến phần mềm Vilis.

Theo đó, phần mềm Vilis là sản phẩm của đề tài “Xây dựng mô hình đất đai cấp tỉnh”, do Viện Nghiên cứu Địa chính (Bộ TN-MT) thực hiện với tổng kinh phí 1,45 tỷ đồng từ ngân sách. Sau khi được Bộ Khoa học Công nghệ nghiệm thu năm 2004 với kết quả xuất sắc, phần mềm này được giao cho Viện nghiên cứu Địa chấn và Trung tâm Viễn Thám tiếp tục hoàn thiện và triển khai từ năm 2005 để phục vụ công tác nhà nước về quản lý đất đai.

Đây là phần mềm ứng dụng, nếu hoàn thiện, các địa phương không phải sử dụng kinh phí thiết kế lại phần mềm quản lý riêng cho Văn phòng đăng ký tại địa phương mình. Cục CNTT cũng thừa nhận, phần mềm này trong quá trình triển khai không thể tránh khỏi một số hạn chế nhất định và cần tiếp tục hoàn thiện để phù hợp hơn với nhu cầu thực tiễn.

Trước đó, ngày 28-7-2008, Thứ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Văn Đức cũng có công văn gửi UBND TPHCM khẳng định những nội dung tương tự như công văn mà Cục CNTT đã gửi Báo SGGP. Trong đó, ông Thứ trưởng cho biết đây là phần mềm chi phí nghiên cứu hết 1,45 tỷ đồng ngân sách, từ đó không lấy tiền ngân sách để đầu tư thêm cho phần mềm này. Việc triển khai thử nghiệm cho các địa phương là miễn phí nên không có sự lãng phí.

Chỉ được triển khai sau khi nghiệm thu

Mang những ý kiến này trao đổi với ông Lê Mạnh Hà, ông cho rằng các công văn của Bộ TN-MT đều thừa nhận phần mềm còn có một số hạn chế nhất định và cần tiếp tục hoàn thiện để phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

Theo ông, chỉ riêng việc phần mềm chưa hoàn thiện mà đã đồng ý triển khai rộng rãi trên toàn quốc là vội vã và có thể dẫn đến lãng phí. Riêng trên địa bàn TPHCM, có hai nơi đang chạy thử nghiệm phần mềm Vilis là Cần Giờ và quận 6, thì cho đến nay, Cần Giờ chưa chạy được chương trình và quận 6 mới chạy thử nghiệm tại 2 vị trí.

Ông Hà giải thích việc Cần Giờ chưa chạy được phần mềm này là do thay đổi về mặt tổ chức nên hệ thống hạ tầng máy móc thiết bị của văn phòng đăng ký đất đai ở đây còn yếu, do đó, cần thời gian để cho chạy thử tiếp. Chính vì cả 2 nơi này vẫn đang phải tiếp tục thử nghiệm phần mềm Vilis nên vào đầu tháng 7-2008 Sở đã đề nghị Trung tâm Viễn Thám sớm báo cáo kết quả triển khai và trong cuộc họp mới đây, qua báo cáo của Trung tâm Viễn thám, có thể khẳng định việc triển khai phần mềm Vilis có kết quả hạn chế nhất so với các phần mềm khác đang triển khai tại TPHCM.

Sau khi làm việc với Trung tâm Viễn Thám và các quận huyện tham gia thí điểm, Sở TT-TT cũng đã yêu cầu Trung tâm Viễn Thám tiếp tục hoàn chỉnh phần mềm cho phù hợp với yêu cầu của thành phố để có thể đánh giá vào cuối năm 2008 và chỉ khi nào phần mềm này được nghiệm thu theo các tiêu chí đã được Sở TT-TT đưa ra thì mới đủ cơ sở để xem xét triển khai nhân rộng. Trong trường hợp phần mềm Vilis đạt chất lượng bằng hoặc hơn các phần mềm mà sở đang triển khai, Sở sẵn sàng hỗ trợ để phần mềm này sớm được triển khai đại trà.

Vấn đề ở đây, theo ông Hà, hiện nay phần mềm Vilis vẫn còn chưa hoàn thiện, như Thứ trưởng Bộ TN-MT đã khẳng định trong công văn của mình, mà đã được triển khai trên diện rộng (lại trùng lắp với các phần mềm của TP đang triển khai), sẽ là sự lãng phí rất lớn về tiền bạc, thời gian và cơ hội. Bởi vì nơi tiếp nhận chỉ được miễn phí bản quyền phần mềm, còn vẫn phải đầu tư hệ thống máy móc và nhất là kinh phí triển khai cũng rất lớn.

Theo tính toán của Trung tâm Viễn Thám, chỉ riêng chi phí làm dữ liệu cũng cần đến tiền tỷ cho một quận, huyện khi triển khai phần mềm này. Nếu đầu tư máy móc, nhập dữ liệu xong mà phần mềm không hoạt động được thì lãng phí là chắc chắn.

Trong khi đó, hiện có một số phần mềm của Sở TT-TT đang triển khai đã có kết quả, chỉ cần một cú click chuột là có thể nắm bắt được hiện trạng đất, nhà và còn có thể quản lý được các giao dịch đảm bảo; việc quản lý, vì thế, nhiều-nhanh-chính xác hơn và được cập nhật biến động đất đai, nhà ở hàng ngày. Sở TT-TT sẽ lập kế hoạch đưa những người làm phần mềm Vilis và cán bộ của Bộ, Sở TN-MT TP tham quan những phần mềm đã vận hành trong thực tế tại thành phố để có những đánh giá sát với thực tế hơn.

(Theo SSGP)

  • Công nghệ thông tin: Để thoát khỏi bóng của người khổng lồ?
  • Máy tính cá nhân bị “thất sủng”
  • Thị trường ứng dụng di động Việt, bắt đầu một cuộc đua?
  • Khi công nghệ tiến sâu vào địa hạt thời trang
  • “Bộ không can thiệp nhà mạng tăng giá cước 3G”
  • Giới hacker nhắm mục tiêu vào Olympics Bắc Kinh
  • Dự án laptop 12 USD từ máy chơi game
  • Các chip thế hệ mới của intel sẽ mang tên “Intel Core i7”
  • Phát hiện nói dối bằng phần mềm máy tính
  • Vì sao Microsoft và Yahoo không nên mua AOL?
  • Intel vá 2 lỗi quan trọng trong bộ vi xử lý
  • Viễn thông và Bưu điện Hà Tây chưa thể sáp nhập về Hà Nội
  • Chuyển quyền khai thác Vinasat cho VNPT
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị