4. Máy giặt siêu tiết kiệm điện nước
Các nhà nghiên cứu Đại học Leeds (Anh) sáng chế phương pháp mới giặt sạch quần áo sử dụng chưa tới 2% lượng nước, điện của máy giặt thông thường. Hệ thống giặt “gần như không dùng nước” đầu tiên trên thế giới này sử dụng các hạt nhựa nhỏ có thể tái sử dụng nhiều lần để hút chất bẩn trên quần áo. Quần áo hầu như khô ráo sau khi giặt nên không cần sấy. Công ty Xeros đang hợp tác với các tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp máy giặt để thương mại hóa công nghệ trên. (Theo University of Leeds)
5. Tháp sinh thái ở Sibérie
Tọa lạc trên ngọn đồi trong khu rừng rậm ở thành phố Khanty Mansiysk (Sibérie - Nga), Tháp Xanh được thiết kế bằng kính để hấp thu tối đa ánh nắng vào những tháng mùa đông kết hợp với sử dụng vật liệu bền vững và hoạt động bằng các nguồn năng lượng tái sinh. Tháp vươn mình trên 2 tòa nhà có nhiều khía hào nhoáng trông giống như viên kim cương, phản chiếu và khúc xạ ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng phần bên trong. (Theo World Achitecture)
6. Tàu sinh thái
Tàu cao tốc Earthrace chạy bằng 100% nhiên liệu diesel sinh học và không phát thải khí carbon. Nó là chiếc tàu đầu tiên trên thế giới sử dụng hỗn hợp sợi gai dầu trong thiết kế thân tàu. Không giống những tàu lướt sóng khác, Earthrace là thuyền ba thân rẽ sóng giúp nó chạy nhanh hơn. Earthrace từng lập kỷ lục chạy vòng quanh thế giới trong 60 ngày 23 giờ 49 phút để khuyến khích mọi người quan tâm đến môi trường. (Theo Ecoble, Earthrace.net)
7. Laptop vỏ tre
Với vỏ và bề mặt bằng tre thiên nhiên, máy tính xách tay Ecobook của Asus tôn vinh nét đẹp tự nhiên của tre và giúp người sử dụng có cảm nhận gần gũi với môi trường. Trong lần kiểm nghiệm trên núi Everest, Ecobook đã thể hiện độ bền lạ thường khi chịu đựng được các điều kiện khắc nghiệt trên “nóc nhà của thế giới”. Sản phẩm có giá khoảng 1.800 USD. (Theo PC World, Asus)
8. Máy nước nóng năng lượng Mặt trời tự chế
Nước dưới sông và ao hồ trở nên nóng khi tiếp xúc liên tục với ánh nắng. Dựa theo cách nung nước tự nhiên này, William J. Weber đã chế tạo máy nước nóng chuyển hóa bức xạ Mặt trời thành nhiệt năng. Máy gồm nhiều tấm nhôm có lót kính (kính có tác dụng làm bức xạ Mặt trời được phản chiếu tốt hơn) và các ống dẫn nước cũng được nung nóng dưới tác động của bức xạ.
Nước nóng được lưu thông liên tục, tăng dần và làm nóng phần nước lạnh ở bên dưới, giúp nước giữ được độ nóng xuyên suốt. (Theo Articlesbase)
9. Cầu sinh thái ở Chicago
Công trình dự kiến tọa lạc ở cảng Monroe ở Chicago (Mỹ) nằm trong kế hoạch chuẩn bị để nơi đây tranh quyền đăng cai Thế vận hội 2016. Thiết kế gồm đường đua đa chức năng, đường xe điện, có thể thu năng lượng từ nhiều tua-bin gió thẳng đứng cùng tháp quan sát thu năng lượng Mặt trời. Cây cầu thân thiện môi trường này được đánh giá là thế hệ tiếp theo của tượng Nữ Thần tự do, được kỳ vọng sẽ thu hút thế giới trở lại Mỹ. (Theo Jetson Green)
10. Thành phố nổi cho “dân tị nạn môi trường”
Thành phố nổi trên biển Lilypad do kiến trúc sư Vincent Callebaut thiết kế, có thể là nơi ở trong tương lai cho 50.000 cư dân lánh nạn tình trạng mực nước biển dâng cao. Với hình dáng giống bông súng, công trình được thiết kế theo kiểu lưỡng cư. Phần dưới của Lilypad ngập dưới nước trong khi phần mở rộng hướng lên trên đón lấy năng lượng Mặt trời. Toàn bộ kiến trúc được bao phủ bởi màu xanh của thảm thực vật, phần đỉnh được phủ bởi những đồng cỏ với phần trong như ốc đảo cọ dầu, và phần dưới như chiếc giường cho các sinh vật biển. “Thành phố nổi” này có thể trở thành hiện thực vào năm 2100. (Theo Hunter Magazine)
(Theo THUẬN HẢI // Cần Thơ Online)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com