Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bao bì phân hủy sinh học - Sản phẩm của những nhà khoa học trẻ

Bây giờ người dân đã quen sử dụng bao bì nhựa để đựng đồ mỗi khi đi siêu thị mua sắm hay trong sinh hoạt hàng ngày. Thế nhưng, ít ai biết rằng, đằng sau sự tiện lợi của những chiếc túi nhỏ là một vấn nạn về môi trường do phải mất hàng trăm năm chúng mới phân hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên.

Ở Việt Nam mỗi năm sử dụng khoảng nửa triệu tấn chất dẻo để làm bao bì nhựa và con số này ngày một tăng. Thời gian qua, các nhà khoa học trên thế giới  đang tìm loại vật liệu thay thế và một số nhà nghiên cứu đã đưa ra sản phẩm bao bì tự phân rã. Tuy nhiên, những sản phẩm phân hủy sinh học lại có giá thành cao.

Trước nhu cầu bức thiết của xã hội, dưới sự chỉ đạo của Phó GS-TS Hà Thúc Huy, nhóm những nhà nghiên cứu khoa học trẻ của Khoa Khoa học Vật liệu (Đại học Khoa học tự nhiên, TPHCM) do Th.S Trương Phước Nghĩa chủ trì đã trăn trở và tìm ra lời đáp của vấn đề nan giải này.

Các nhà nghiên cứu trẻ đã sử dụng hỗn hợp tinh bột nhiệt dẻo và nhựa PVA có sự hiện diện của khoáng sét Montmorillonite phân tán ở khích thước nanomét, cùng một số phụ gia biến tính để làm ra sản phẩm bao bì có khả năng phân hủy sinh học hoàn tòan và nhanh chóng, không gây ô nhiễm môi trường. Tinh bột vốn là nguồn nguyên liệu dồi dào ở nước ta.

Thế nhưng, tinh bột nhiệt dẻo lại có hạn chế là tính cơ lý thấp, hút ẩm mạnh, phân hủy quá nhanh. Th.s Trương Phước Nghĩa cho biết, để khắc phục hạn chế này, cả nhóm đã nhiều đêm mất ngủ để đi tìm lời giải, cuối cùng giải pháp mới đã đựơc đưa ra, đó là nhựa PVA và một số phụ gia biến tính. PVA cũng là một trong số ít Polymer có khả năng tự phân hủy sinh học thực sự trong môi trường đất tạo thành nước và CO2.

Từ hỗn hợp PVA và tinh bột nhiệt dẻo đã cho ra đời sản phẩm mang tính ứng dụng cao để sản xuất bao bì… Điều khác biệt của sản phẩm này còn nằm ở chỗ giá thành không cao hơn các loại bao bì nhựa hiện nay.

Được biết, Th.S Trương Phước Nghĩa, trưởng nhóm nghiên cứu, không chỉ là nhà nghiên cứu khoa học trẻ với những sản phẩm có tính ứng dụng cao mà vào dịp 20-11 năm nay, anh còn được tuyên dương danh hiệu giảng viên trẻ tiêu biểu của TPHCM với thành tích 3 tốt “đạo đức tốt - chuyên môn tốt - cống hiến tốt”.


(Theo SGGP Online)

  • Phát hiện 3 ‘siêu trái đất’ có thể tồn tại sự sống
  • Kova biến vỏ trấu thành vàng
  • Tìm ra phương pháp luyện kim thân thiện môi trường
  • Con người sẵn sàng khai thác khoáng sản Mặt trăng
  • Năng lượng Mặt Trời đáp ứng tốt nhu cầu làm lạnh
  • Phát triển cây trồng chuyển gene ở Việt Nam: Cần có quy chuẩn cụ thể
  • Nhật Bản: Lượng khí thải tăng kỷ lục trong tài khóa 2007/08
  • Nhật khuyến khích sử dụng năng lượng Mặt Trời
  • Dùng rác thải làm nhiên liệu để sản xuất xi măng
  • Sản xuất đèn sạc công nghệ bán dẫn phát sáng
  • Sản xuất nhiên liệu sinh học từ hạt quả ôliu
  • Hơn 200 DN dự Triển lãm quốc tế về năng lượng
  • Thụy Sĩ đưa vào sử dụng tàu điện ngầm không người lái
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị