Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển cây trồng chuyển gene ở Việt Nam: Cần có quy chuẩn cụ thể

Kể từ khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đề xướng nghiên cứu, ứng dụng chuyển gene cho cây trồng tại Việt Nam, đến nay các nhà khoa học đã triển khai thí điểm thành công trên một số nông sản như ngô, đậu tương… Tuy nhiên, để phát triển cây trồng chuyển gene một cách bền vững, cho năng suất cao, cần đảm bảo cả tính an toàn.

Cho triển vọng tăng năng suất

Thống kê của Bộ NN-PTNT, diện tích trồng ngô tại Việt Nam vào khoảng 1,1 triệu ha, năng suất bình quân chưa đến 4 tấn/vụ/ha. Theo nhận định của Cục Dự trữ quốc gia, có 2 nguyên nhân khiến cây ngô Việt Nam cho năng suất thấp là sâu bệnh trên đồng ruộng và nấm, mốc, mối, mọt sau thu hoạch, ước tính tổn thất thêm 10 - 13,7%. 

Nếu ứng dụng chuyển gene cho ngô thì nhiều khả năng sẽ giảm thiểu những thiệt hại trên và mỗi năm Việt Nam không phải mất khoảng nửa tỷ USD để nhập khẩu ngô làm nguyên liệu cho ngành chăn nuôi. Và tình trạng này cũng đang diễn ra đối với cây bông, đậu tương... đang được trồng trên nhiều địa phương ở nước ta.

Hiện nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến cây trồng biến đổi gene tại Việt Nam đã được triển khai… trong phòng thí nghiệm. Các nghiên cứu chuyển gene kháng virus đốm vòng vào cây đu đủ, chuyển gene chịu hạn vào cây bông… đã và đang được triển khai hiệu quả, nhưng chỉ trồng thử nghiệm ở nhà kính.

Tại Viện Sinh học nhiệt đới, sử dụng phương pháp chuyển gene thông qua vi khuẩn A. tumefaciens hoặc phương pháp bắn gene, các nhà khoa học đã tạo được các cây thuốc lá, lúa, đậu xanh, cải bông, cải xanh và cây cà tím mang gene kháng côn trùng, kháng thuốc diệt cỏ.

Một số công trình nghiên cứu khác như chuyển gene cho cây cà chua, cây cải bắp… cũng đã có kết quả khả quan. Tuy nhiên, những cây trồng được chuyển gene trên mới chỉ tồn tại ở quy mô thí nghiệm và chờ thử nghiệm. 

Trong khi đó, theo ghi nhận của các nhà khoa học, các giống cây trồng chuyển gene đã ít nhiều xâm nhập vào thị trường trong nước qua nhập khẩu. Nhưng diện tích bao nhiêu, chủng loại gene thế nào thì vẫn chưa xác định được.

Kết quả điều tra mới đây của Bộ NN-PTNT công bố tại một hội thảo về thực phẩm biến đổi gene cho thấy, nhiều mẫu thức ăn chăn nuôi có mặt trên thị trường đều chứa sản phẩm biến đổi gene (ngô và đậu tương) với một tỷ lệ nhất định. Phần lớn  thức ăn chăn nuôi này được nhập khẩu thông qua các công ty liên doanh với nước ngoài. 

Sớm có quy chuẩn về độ an toàn

GS-TSKH Lê Doãn Diên, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học và công nghệ lương thực, thực phẩm VN cho biết, trong khi Mỹ, Canada và các nước đang phát triển tại châu Phi, châu Mỹ Latinh, châu Á ủng hộ việc sử dụng cây trồng biến đổi gene thì châu Âu lại rất dè dặt về việc cấp giấy phép gieo trồng cây biến đổi gene cũng như lưu hành thực phẩm này trên thị trường.

Các nhà khoa học trên thế giới tỏ ra e ngại khả năng gây dị ứng, làm nhờn kháng sinh, có thể tạo ra độc tố và gây độc cho cơ thể lâu dài mà thực phẩm biến đổi gene gây ra. Trong một hội thảo gần đây, GS-TS Võ Tòng Xuân nhận xét,  tại EU, ngoại trừ Ba Lan và một số nước, hầu hết các thành viên còn lại đều không nhập thực phẩm biến đổi gene. Còn ở Ấn Độ, nước đã cho phép trồng cây biến đổi gene, đến nay vẫn còn rất nhiều ý kiến tranh cãi.

GS Võ Tòng Xuân cho rằng ở các quốc gia đó, người dân, nhà quản lý chưa hiểu rõ về cây trồng biến đổi gene, mới nhìn thấy mặt bất lợi của giống biến đổi. Đối với Việt Nam, do giá lương thực thực phẩm cao, cây trồng năng suất còn hạn chế nên để thúc đẩy sản xuất hàng hóa lớn, cần ứng dụng hài hòa cả kỹ thuật mới và sản xuất truyền thống của người dân.

Từ những nghi ngại của một số nước trên thế giới, một số nhà khoa học cho rằng cần thận trọng nghiên cứu và ứng dụng cây trồng chuyển gene ở nước ta. Ít nhất cũng cần có những quy chuẩn về độ an toàn khi gieo trồng và sử dụng cho người, súc vật… PGS-TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp, cho rằng ứng dụng cây trồng chuyển gene trên thế giới diễn ra mạnh mẽ và hiệu quả. Đảng và Nhà nước đã nhận thấy công nghệ sinh học là công cụ hữu hiệu cho việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, đặc biệt là trong nông nghiệp, an ninh lương thực.

Tuy nhiên để tiếp nhận và triển khai một cách hiệu quả, đảm bảo an toàn về môi trường, sức khoẻ, xã hội cần có Quy chế phù hợp về cây trồng chuyển gene.  Hiện nay Bộ NN-PTNT đã phối hợp với các bộ ngành soạn thảo và đang qua những bước xem xét cuối cùng để đưa vào phê duyệt.

Theo PGS-TS Lê Huy Hàm, có bộ quy chế này, người trồng, người kinh doanh cây biến đổi gene sẽ có cơ sở để áp dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp, phục vụ đời sống và phát triển kinh tế đất nước.

- Theo Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 11-1-2006, kế hoạch phát triển cây trồng chuyển gene ở Việt Nam với 3 giai đoạn: Giai đoạn 2006 - 2010 thử nghiệm một số giống cây trồng chuyển gene trên đồng ruộng; giai đoạn 2011- 2015 đưa một số giống cây trồng chuyển gene vào sản xuất; đến năm 2020 tăng diện tích một số cây trồng chuyển gene như ngô, bông, đậu tương... sẽ có diện tích từ 30-50% trên toàn quốc.

- Hiện nay, trên thế giới có 23 quốc gia chấp nhận việc trồng cây biến đổi gen. Sau 11 năm triển khai, từ 1 triệu ha ban đầu, tới năm 2007, tổng diện tích cây trồng biến đổi gen trên toàn thế giới là 114,3 triệu ha. Khoảng 670 sản phẩm cây trồng biến đổi gene đã được phép có mặt tại thị trường của 53 quốc gia. Việc trồng cây biến đổi gene trên thế giới giúp nông dân tăng năng suất từ 5% - 50%.

 


(Theo SGGP Online)

  • Phát hiện 3 ‘siêu trái đất’ có thể tồn tại sự sống
  • Kova biến vỏ trấu thành vàng
  • Tìm ra phương pháp luyện kim thân thiện môi trường
  • Con người sẵn sàng khai thác khoáng sản Mặt trăng
  • Năng lượng Mặt Trời đáp ứng tốt nhu cầu làm lạnh
  • Bao bì phân hủy sinh học - Sản phẩm của những nhà khoa học trẻ
  • Nhật Bản: Lượng khí thải tăng kỷ lục trong tài khóa 2007/08
  • Nhật khuyến khích sử dụng năng lượng Mặt Trời
  • Dùng rác thải làm nhiên liệu để sản xuất xi măng
  • Sản xuất đèn sạc công nghệ bán dẫn phát sáng
  • Sản xuất nhiên liệu sinh học từ hạt quả ôliu
  • Hơn 200 DN dự Triển lãm quốc tế về năng lượng
  • Thụy Sĩ đưa vào sử dụng tàu điện ngầm không người lái
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị