Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bảo vệ môi trường - yếu tố quyết định thương hiệu doanh nghiệp

Đó là chủ đề đã được Trung tâm Dịch vụ khoa học và công nghệ (Cơ quan đại diện phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ) đưa ra thảo luận cùng với hàng chục doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM. Nhiều ý kiến của các nhà khoa học cũng như doanh nghiệp đều khẳng định rằng: phát triển bền vững thương hiệu phải song hành cùng bảo vệ môi trường sống.

Theo Th.S Lưu Tiến Dũng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ khoa học và công nghệ, qua các sự kiện về “vấn nạn” môi trường vừa qua mà dư luận đã lên tiếng, thậm chí cả trên diễn đàn Quốc hội cũng đưa ra tranh luận, cho thấy đã đến lúc các doanh nghiệp phải nhìn nhận lại mình. Bên cạnh lợi nhuận là phải hướng đến cộng đồng, đến môi trường sinh thái.

Cùng quan điểm này, ông Phan Hữu Vinh, Cục phó Cục Cảnh sát môi trường, nhìn nhận nếu như cách đây 10-15 năm, vì đòi hỏi của đời sống sản xuất cần càng nhiều sản phẩm càng tốt để phục vụ người dân, các cơ quan chức năng có thể chưa quan tâm nhiều đến môi trường mà chú trọng đến năng suất. Tuy nhiên, nay đời sống đã khác, không chỉ đòi hỏi chất lượng sản phẩm mà ngay cả quy trình sản xuất gây hại cho môi trường sống cũng được kiểm soát gắt gao.

Qua các bằng chứng từ vụ Vedan, Công ty thuộc da Hào Dương… cho thấy các ngành chứng năng đang “mạnh tay” với các doanh nghiệp không đảm bảo môi trường trong sản xuất. Hơn nữa, có thể một thương hiệu tồn tại uy tín từ nhiều năm qua nhưng có thể sụp đổ trong giây lát vì “phớt lờ” đến môi trường sinh thái.

Một số doanh nghiệp cho rằng, họ đã phần nào ý thức được công tác bảo vệ môi trường sống sau những sự kiện đáng tiếc vừa xảy ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải, rác thải… còn quá cao và chưa có sự “công bằng” giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước.

Đại diện Công ty GreenFeed (TPHCM) cho rằng, đối với các doanh nghiệp tư nhân để đầu tư một hệ thống xử lý nước thải không phải dễ nên họ thường cân nhắc, đắn đo và luôn mong muốn được hỗ trợ từ phía Nhà nước. Trong khi, cơ quan chức năng luôn thúc ép, xử lý doanh nghiệp tư nhân không đảm bảo môi trường. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhà nước luôn được ưu tiên, hỗ trợ nhưng vẫn “chây ì”, không muốn làm.

Cùng quan điểm này, nhưng ông Nguyễn Văn Bé, Giám đốc Công ty Kềm Tín (TPHCM) thắc mắc là công ty ông sản xuất mũ bảo hiểm và thải ra các loại sơn rất nguy hại nhưng muốn được hỗ trợ, tư vấn xây dựng hệ thống xử lý nước thải mà không biết tìm ở đâu.

Ông Bé còn cho rằng cần phải có chế tài mạnh hơn đối với các doanh nghiệp không “tôn trọng” môi trường sống, bởi nếu doanh nghiệp có lợi nhuận 10 đồng mà mức xử phạt 5 đồng thì họ vẫn vi phạm… môi trường. Còn nếu lợi nhuận 5 đồng mà mức phạt 10 đồng thì doanh nghiệp chắc phải nghiêm túc hơn với môi trường.

Ông Bé cũng đề nghị các nhà khoa học, các trung tâm dịch vụ KH-CN của Bộ KH-CN tăng cường công tác tư vấn, chuyển giao kỹ thuật bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp với cơ chế… hỗ trợ.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp băn khoăn vì hiện các công nghệ xử lý môi trường trong nước chưa được chuyển giao, phổ biến nên hầu hết các doanh nghiệp phải nhờ cậy công nghệ nước ngoài. Tuy nhiên, chuẩn môi trường là do cơ quan thẩm quyền trong nước duyệt, nên liệu công nghệ nước ngoài có “chắc ăn” hay không cũng khiến không ít doanh nghiệp đắn đo.

Chẳng hạn như đại diện Công ty TNHH TM-DV chế biến khoai mì Tây Ninh cho rằng đã ký hợp đồng với một công ty Thái Lan để xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải thành biogas làm chất đốt nhưng không biết trong nước có đơn vị khoa học nào thẩm định được hay không.

Từ những thực tế của doanh nghiệp và môi trường, TS Bùi Văn Quyền, Vụ trưởng Cơ quan đại diện phía Nam Bộ KH-CN nhận định, cần nâng cao hơn nữa ý thức của doanh nghiệp với môi trường. Đồng thời, Bộ KH-CN, trong phạm vi của mình, sẽ tăng cường tư vấn, thẩm định công nghệ trong xử lý môi trường cho các doanh nghiệp, tạo dựng những hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao các công nghệ tiên tiến trong xử lý môi trường.

Tuy nhiên, cái quan trọng vẫn là sự chủ động từ phía doanh nghiệp, phải biết hài hòa giữa lợi nhuận và ý thức bảo vệ môi trường, cộng đồng…

(Theo báo Sài gòn giải phóng )

  • Phát hiện 3 ‘siêu trái đất’ có thể tồn tại sự sống
  • Kova biến vỏ trấu thành vàng
  • Tìm ra phương pháp luyện kim thân thiện môi trường
  • Con người sẵn sàng khai thác khoáng sản Mặt trăng
  • Năng lượng Mặt Trời đáp ứng tốt nhu cầu làm lạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị