Các nhà khoa học cho biết họ vừa xác định được một gen giúp cây lúa có thể sống ngập hoàn toàn trong nước tới hai tuần.
Kết quả này vừa được công bố trong tạp chí khoa học Nature.
Hầu hết, các cây lúa đều chết nếu bị chìm trong nước một tuần, nhưng nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Davis ở bang California, Mỹ cùng Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế có trụ sở tại Philippines cho biết loại gen mới được phát hiện này, được gọi là Sub1 A-1, sẽ giúp tăng khả năng sống của cây lúa trong thời gian xảy ra ngập lụt và mang lại những vụ thu hoạch lúa hiệu quả hơn, đặc biệt đối với nông dân sống ở khu vực có nguy cơ bị ngập lụt cao.
Hằng năm, các vụ thu hoạch lúa của nông dân ở Đông Nam Á bị thiệt hại ước tính 1 tỷ USD do ngập lụt.
Tuy sản lượng gạo đã tăng gấp đôi trong 40 năm qua, nhưng nhu cầu về sản phẩm này cũng ngày càng lớn. Gạo là mặt hàng lương thực thiết yếu đối với hơn ba tỷ người trên toàn cầu.
Nhiều khu vực trồng lúa ở Nam Á nằm ở nơi có địa thế thấp có nguy cơ bị ngập lụt trong mùa mưa.
Khi thực vật bị ngập trong nước vài ngày chúng sẽ bị thiếu ô-xy và chẳng mấy chốc sẽ bị héo rồi chết.
TS David Mackill thuộc Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế là một trong những tác giả của công trình nghiên cứu này nói rằng trong nửa thế kỷ qua, các nhà khoa học tìm cách tăng khả năng sống trong nước cho cây lúa. Ông giải thích: “Một số cây lúa thông thường có sức chịu đựng lớn hơn khi bị chìm trong nước, nhưng những nỗ lực để tạo ra các loại lúa sản xuất đại trà mang đặc tính “kháng nước” này đã không thành công”.
Một thành viên khác trong nhóm nghiên cứu, TS Pamela Ronald thuộc Đại học
Ông Takuji Sasaki thuộc Viện Khoa học Nông sinh Quốc gia Nhật Bản cho rằng: Nghiên cứu này sẽ mang lại lợi ích lớn nếu loại gen Sub1 A-1 này được đưa vào trong các giống lúa địa phương trồng ở những vùng hay bị ngập lụt.
(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com