Các nhà nghiên cứu Australia mới đây cho biết, nhiều loài cá biển của nước này đang có những thay đổi do chịu tác động từ sự biến đổi khí hậu.
Trong một bản công bố kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp của Khối Liên Hiệp Anh (CSIRO) đã đề cập tới những thay đổi của 43 loài cá đại diện cho khoảng 30% loài cá biển gần bờ của Australia.
Sự thay đổi này được xác định là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu nói chung và biến đổi khí hậu Australia nói riêng.
Trong số 43 loài cá đó, có thể kể đến các loại cá drummer bạc, cá voi đại dương, cá flathead đại dương và cá hanh đang ngày càng gia tăng về số lượng.
Không chỉ vậy, các loài cá ngừ nước ấm và cá billfishes hiện cũng trở nên dồi dào. Đặc biệt, các bờ biển Australia còn chứng kiến cả sự xuất hiện của cá mú và cá mập đến từ phía Queensland.
Người phụ trách của Nhóm sưu tầm cá quốc gia Australia ANFC, ông Peter Last cảnh báo: “Biến đổi khí hậu khiến nhiều loài động vật biển đang bị thay đổi cả về số lượng và nơi cư trú. Điều này có thể gây hại cho một số loài nhất định.”
“Như ở phía Nam Tasmania, các loài cá nước lạnh sống ở tầng trên đang không biết tránh đi đâu khi các luồng không khí nóng từ biển tràn tới," ông Peter cho biết thêm.
Chịu ảnh hưởng từ hiệu ứng nóng dần lên của Trái Đất, nhiều vùng tại Australia cũng đang dần tăng nhiệt độ, và chắc chắn điều này sẽ tác động không chỉ tới các loài cá, mà còn làm nhiều loài động vật khác phải thay đổi để thích nghi với các điều kiện mới của môi trường./.
Trong hơn 250 khách tham dự hội thảo khoa học “Sơn nano composite từ vỏ trấu” do tập đoàn Kova tổ chức, có hai vị khách đến từ tập đoàn Grace Davision của Mỹ. Một vị là giám đốc tiếp thị và người còn lại là giám đốc kỹ thuật của vùng.
Một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã tìm ra phương pháp mới cho phép tách sắt khỏi quặng mà vẫn hạn chế được khí thải CO2.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 9/7, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự báo rằng vào năm 2050, năng lượng Mặt Trời có thể đáp ứng 16% nhu cầu toàn cầu về tạo nhiệt và làm lạnh.
Các nhà khoa học Australia cho rằng không chỉ con người có các giọng nói khác nhau mà loài dơi cũng phát triển các hình thái ngôn ngữ khác nhau, phụ thuộc vào khu vực cư ngụ của chúng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ngày càng cao, cần tìm ra những nguồn năng lượng mới để bổ sung cho thủy điện, nhiệt điện. Với lợi thế đường bờ biển dài, quanh năm lộng gió, nước ta có thể phát triển mạnh ngành công nghiệp điện gió (còn gọi là phong điện). Tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, những tua-bin của ngành công nghiệp điện gió đã hoạt động, đóng góp vào lưới điện quốc gia. Ðây là mô hình đầu tiên ở nước ta về phong điện.
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Thiên chúa Ecuador vừa phát hiện một loài ếch mới, có tiếng kêu đặc biệt ồn ào và sinh trưởng tại vùng rừng rậm nhiệt đới phía Tây Nam của đất nước bên sườn dãy núi Andes này.
Báo cáo nghiên cứu đăng trên tạp chí Tự nhiên của Anh cho thấy sở dĩ vào thập niên 70 của thế kỷ 20 khí hậu Trái Đất đột nhiên trở nên lạnh giá trong một thời gian ngắn là do Bắc Đại Tây Dương lạnh giá với tốc độ nhanh.
Loại bỏ một gen xác định ở chuột có thể giúp loài gặm nhấm này cải thiện khả năng học tập và ghi nhớ bằng cách kích hoạt những vùng kỳ diệu trong não bộ vốn lâu nay rất ít hoạt động.
Các nhà khoa học Anh vừa phát hiện khoảng 600.000 loài thực vật có tên trong từ điển đã được đăng ký trùng lặp, đồng nghĩa với việc tổng số loài thực vật trên hành tinh thực tế ít hơn rất nhiều.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo một phi thuyền của họ sẽ lao vào bầu khí quyển mặt trời để thực hiện nhiệm vụ "táo bạo và nguy hiểm nhất trong lịch sử thám hiểm vũ trụ".