Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Biến khí hidro và cacbonic thành nhiên liệu

 Thiết bị CR5 được coi là một đột phá đầy tiềm năng để thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: xử lý chất thải cacbonic từ các cơ sở sản xuất và sản xuất khí tổng hợp dùng làm nhiên liệu thay thế các nhiên liệu truyền thống.

 

Bien khi hidro va cacbonic thanh nhien lieu.
Nhà nghiên cứu Rich Diver của Phòng Thí nghiệm Sandia đang điều chỉnh thiết bị CR5. Ảnh: Randy Montoya

Các nhà khoa học Phòng Thí nghiệm quốc gia Sandia (Mỹ) trong quá trình tím cách tận dụng nguồn khí hidro phong phú và rẻ tiền thành điện đã nhận thấy chính công nghệ ấy cũng có thể “đốt cháy ngược” CO2 thành nhiên liệu. Đặt nhiệm vụ tăng hiệu suất của hệ các nhà nghiên cứu đã thiết kế một thiết bị phản ứng chuyển hóa khí thải CO2 thành cacbon monoxit sau đó thành khí tổng hợp hoạt động không cần bất cứ nhiên liệu nào ngoài năng lượng mặt trời. 

Thiết bị có tên đơn giản là Thiết bị Phản ứng Thu hồi Vòng Quay Ngược (từ tiếng Ạnh là Counter-Rotating-Ring Receiver Reactor Recuperator viết tắt là CR5) gây ra một phản ứng nhiệt hóa học bằng cách cho một tấm compozit oxit sắt giàu cacbon tiếp xúc với nhiệt tập trung cao độ từ ánh nắng mặt trời. Tấm compozit đó sẽ tách ra các phân tử oxy khi bị đốt nóng và nhận lại các phân tử oxy khi nguội đi và đó là nguyên lý hoạt động của thiết bị này. 

Thiết bị bằng kim loại hình trụ CR5 được chia thành buồng nóng và buồng lạnh. Năng lượng mặt trời đốt nóng buồng nóng đến nhiệt độ rất cao khoảng 2700 độ C nhiệt độ ấy đủ để buộc tấm compozit oxit sắt bứt ra những nguyên tử oxy. Sau đó tấm compozit lại được đẩy vào buồng lạnh chứa đầy cacbon dioxit. Khi lạnh đi oxit sắt lại thu hồi các nguyên tử oxy mà chúng bị mất biến cacbon dioxxit thành cacbon monoxit. 

Nếu trong quá trình này bơm nước vào buồng lạnh chứ không phải CO2 thì lại tạo ra được hidro. Sau đó hidro và cacbon monoxit sẽ hoà trộn với nhau thành khí tổng hợp dùng làm nhiên liệu thay thế cho các nhiên liệu truyền thống có bản chất hidrocacbon như xăng dầu diesel và nhiên liệu phản lực. Nhưng đây chưa phải là giải pháp tổng thể để giảm phát thải cacbon vì khi cháy chính khí tổng hợp cũng tạo ra CO2 và thu hồi lại. 

CO2 thu hồicó thể dùng để “bẫy” cacbon thải loại từ các xưởng sản xuất và các nhà mày điện rồi dùng lại trong sản xuất chứ không xả ra ngoài không khí nơi nó có thể gây ra những vấn đề mà khoa học chưa hiểu hoàn toàn. 

Bước tiếp theo của nhóm nghiên cứu là nâng hiệu suất của quá trình lên gấp đôi so với quá trình quang hợp tự nhiên. Thiết bị CR5 đã có trên thị trường từ hơn 10 năm trước nhưng lúc đó các nhà khoa học chưa có ý tưởng giữ lại cacbon thải và đưa trở lại quy trình để dùng trực tiếp làm nhiên liệu mà không cần bất cứ thứ gì khác ngoài những tia nắng mặt trời hết sức phong phú.

T.H

 

(Theo Vietnamnet/popsci.com)

  • Phát hiện 3 ‘siêu trái đất’ có thể tồn tại sự sống
  • Kova biến vỏ trấu thành vàng
  • Tìm ra phương pháp luyện kim thân thiện môi trường
  • Con người sẵn sàng khai thác khoáng sản Mặt trăng
  • Năng lượng Mặt Trời đáp ứng tốt nhu cầu làm lạnh
  • Có thể sản xuất nhiên liệu diesel từ nấm
  • Điện thủy triều - Giải pháp mới cho nhu cầu năng lượng Hàn Quốc
  • Năng lượng Mặt trời giá rẻ từ… tóc
  • Mặt đường bằng pin năng lượng Mặt trời
  • Cần tạo ra đột phá trong công nghệ năng lượng sạch
  • Nhật sẽ xây nhà máy điện trong không gian
  • Nghi ngờ nảy sinh về tính ổn định của ngành năng lượng hạt nhân
  • Công nghệ Lò phản ứng hạt nhân
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị