Hiện tại phát triển năng lượng sạch và cam kết chính trị được coi như là những vũ khí hiệu quả nhất để chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu. Nhưng trên thực tế vấn đề phát triển năng lượng sạch vẫn còn rất nhiều rào cản về công nghệ mà chúng ta cần giải quyết. Để không phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch chúng ta cần một sự chuyển giao hoàn toàn trong các hệ thống năng lượng thế giới.
Hiện tại chưa có nguồn năng lượng thay thế nào hiệu quả bằng nguồn nhiên liệu hóa thạch nếu so sánh trên phạm vi rộng. Một số nước đã phát triển điện hạt nhân nhưng nguồn năng lượng này vẫn có giá thành cao gấp nhiều lần so với nhiên liệu hóa thạch và nó cũng vẫn tiềm ẩn những nguy hiểm đối với môi trường và con người. Do vậy chúng ta cần đầu tư hơn nữa vào việc nghiên cứu và phát triển nguồn năng lượng sạch.
Theo những mục tiêu hiện tại mỗi năm thế giới sẽ dành ra 20 tỷ đô la để nghiên cứu và phát triển các nguồn năng lượng xanh. Nguồn kinh phí khiêm tốn này sẽ khó giúp tạo ra một bước đột phá trong ngành năng lượng như chúng ta mong muốn.
Hiện tại chưa có nguồn năng lượng thay thế nào hiệu quả bằng nguồn nhiên liệu hóa thạch - Ảnh: Telegraph |
Trong trường hợp đó các chính phủ sẽ cố gắng cắt giảm lượng khí CO2 thải vào bầu khí quyển thông qua thuế và các chính sách thương mại. Điều này sẽ không tạo ra tác động tích cực đáng kể nào tới hiện tượng biến đổi khí hậu trong tương lai trong khi đó ở thời kỳ ngắn hạn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu sẽ bị suy giảm nghiêm trọng khiến thế giới có thể lâm vào một thời kỳ tồi tệ chưa từng thấy.
Chúng ta cần biết rằng nhu cầu năng lượng toàn cầu sẽ tăng gấp đôi hiện nay vào năm 2050. Mặc dù nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường nguồn năng lượng này vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới.
Những nguồn năng lượng thay thế khác đã bị các nhà vận động hành lang và các phương tiện truyền thông cường điệu quá mức. Một báo cáo gần đây cho rằng Đan Mạch sử dụng 1/5 năng lượng điện sản xuất từ gió. Nhưng trên thực tế theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề chính trị của nước này thì năng lượng điện từ gió đáp ứng chưa đầy 10% nhu cầu về năng lượng của Đan Mạch bởi vì phần lớn năng lượng điện từ gió được sản xuất ra trong thời gian thấp điểm nên nguồn điện này được bán cho các nước khác với giá rất rẻ.
Giá điện ở Đan Mạch cao nhất trong những quốc gia phát triển trung bình khoảng 038 đô la/kwh thấp hơn nhiều so với mức giá 008 đô la/kwh ở Mỹ. Ngành công nghiệp sản xuất điện từ gió ở Đan Mạch gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn trợ cấp từ thuế.
Hơn nữa hiện tại năng lượng từ gió và mặt trời mới chỉ đáp ứng được 06% nhu cầu về năng lượng trên thế giới. Nguyên nhân không hoàn toàn là do nguồn năng lượng này đắt mà còn do những cản trở khá lớn về mặt công nghệ trong việc khai thác chúng hiệu quả hơn. Trở ngại đầu tiên là việc xây dựng những hệ thống lưới điện để đưa nguồn năng lượng sạch từ những nơi có nhiều gió và ánh sáng mặt trời – thường là những khu vực xa xôi – tới các khu vực thành phố và các khu dân cư đông đúc. Kế tiếp chúng ta cũng cần tạo ra các hệ thống tích điện lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện khi không có ánh sáng mặt trời hay trời lặng gió.
Nhưng để giải quyết được những trở ngại này kinh phí dành cho việc nghiên cứu và phát triển nguồn năng lượng sạch phải được tăng đáng kể. Ước tính mỗi năm các nước trên thế giới sẽ phải bỏ ra 100 tỷ đô la nếu như muốn phát triển nguồn năng lượng từ gió và các nguồn năng lượng thay thế khác.
(Theo Vietnamnet)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com