Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bụi núi lửa Iceland mang điện

Tro bụi thoát ra từ núi lửa Eyjafjallajakull tại Iceland hồi tháng 4 mang theo một lượng điện tích lớn.

Đám mây tro bụi khổng lồ được tạo nên bởi núi lửa
Đám mây tro bụi khổng lồ được tạo nên bởi núi lửa Eyjafjallajakull tại Iceland vào ngày 15/4. Ảnh: National Geographic.

Một núi lửa dưới sông băng Eyjafjallajakull tại Iceland hoạt động vào ngày 13/4. Tro bụi bay khắp châu Âu khiến hoạt động hàng không tê liệt trong nhiều ngày và tạo nên những buổi bình minh màu đỏ rực. Người ta chụp được nhiều ảnh cho thấy chớp phát ra từ núi lửa Eyjafjallajakull. Các nhà khoa học cho rằng tia chớp được tạo ra do các hạt tro bụi cọ xát với nhau.

Livescience cho biết, vào giữa tháng 4, Joseph Ulanowski – một nhà khoa học của Viện nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật thuộc Đại học Hertfordshire – và các đồng nghiệp đã nghiên cứu những đám mây bụi từ núi lửa Eyjafjallajakull bằng khinh khí cầu đặc biệt. Nó có khả năng đánh giá kích thước của những hạt siêu nhỏ trong không khí – như tro núi lửa – và điện tích của tro bụi.

“Những đặc tính chi tiết của tro bụi núi lửa - như kích thước hạt bụi, mật độ và điện tích trong đám mây bụi – là thông tin quan trọng để dự đoán tác động của tro bụi đối với máy bay”, Harrison nói.

Khi Eyjafjallajakull phun trào, các nhà khoa học nhanh chóng di chuyển tới một địa điểm gần thành phố Stranraer, nơi một khinh khí cầu đã chờ sẵn. Khinh khí cầu bay lên độ cao khoảng 4.000 m so để kiểm tra một đám tro bụi có độ dày khoảng 600 m.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy những hạt bụi mang điện tích chủ yếu nằm sâu bên trong đám mây, chứ không xuất hiện ở rìa. Điều này trái ngược với những đám mây hơi nước mang điện.

Các kết quả đo cho thấy năng lượng của núi lửa – cách vị trí đám mây khoảng 1.200 km – và các điều kiện thời tiết không liên quan tới vị trí của những hạt bụi mang điện trong đám mây

Các nhà khoa học của Đại học London, Anh cảnh báo điện trong tro bụi núi lửa có thể gây nên tai họa cho máy bay và hành khách.

“Những hạt mang điện tích có thể làm nhiễu sóng radio của phi cơ. Nếu lọt vào buồng lái, chúng có thể gây nên gây nguy hiểm cho người và các hệ thống trong máy bay”, một báo cáo của Đại học London khẳng định.

Một số nghiên cứu được thực hiện nhờ khinh khí cầu thời tiết vào năm ngoái tại Kuwait và bờ biển phía tây của châu Phi cho thấy bụi trên sa mạc cũng có thể tạo ra điện trên không.

(Theo biethet.com)

  • Phát hiện 3 ‘siêu trái đất’ có thể tồn tại sự sống
  • Kova biến vỏ trấu thành vàng
  • Tìm ra phương pháp luyện kim thân thiện môi trường
  • Con người sẵn sàng khai thác khoáng sản Mặt trăng
  • Năng lượng Mặt Trời đáp ứng tốt nhu cầu làm lạnh
  • Cá mập thường tấn công người khi trăng non
  • Sâu bướm ngụy trang thành rắn
  • Tại di chỉ Thành Dền: Tiếp tục có 6 hạt thóc nảy mầm
  • Cứu sông Hà Nội không thể chỉ trên lý thuyết
  • Giống lúa lai TH3-3 cho hiệu quả cao
  • Quảng Bình: Phát hiện nhiều cá thể gà lôi hông tía
  • Chủ động đối phó với thời tiết "cực đoan"
  • 234 loài thủy sinh có nguy cơ tuyệt chủng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị