Giống như một ống khói khổng lồ, gió mùa hè ở châu Á đang thổi vào khí quyển một "ly cocktail" toàn bụi công nghiệp phát ra từ những nền kinh tế đang nổi là Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia, một báo cáo khoa học cho biết. Vài năm trở lại đây, các cảm biến đặt tại các trung tâm giám sát trên mặt đất đã dò thấy những đám mây ô nhiễm ở mức thấp đang "cưỡi" những cơn gió thổi từ phía tây châu Á tới Bắc Mỹ, nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy những cơn gió mùa đã mang các hóa chất công nghiệp vào tầng bình lưu như thế nào.
Những chất gây ô nhiễm như carbon đen, sulfur dioxide và nitrogen oxides đã chiếm một khu vực từ 20-25 dặm trong khí quyển nhờ hiện tượng lưu thông tự nhiên mạnh mẽ vốn là một phần của mô hình gió mùa thường niên.
"Gió mùa là một trong những hệ thống lưu thông không khí mạnh mẽ nhất trên hành tinh và nó xảy ra ngay tại khu vực bị ô nhiễm nặng nề của hành tinh chúng ta. Vì vậy, gió mùa đã tạo ra một con đường vận chuyển chất ô nhiễm vào tầng bình lưu", William Randel, một nhà khoa học thuộc Viện quốc gia về nghiên cứu khí quyền trong đá cuội, CO của Mỹ, đồng thời là người đứng đầu nghiên cứu này cho biết.
Các nhà khoa học đã lần ra khu vực ô nhiễm trên mặt đất bằng cách đo mật độ tập trung của hydrogen cyanide, một hóa chất được tạo thành từ việc đốt cây và thực vật, sản phẩm phụ của việc làm quang đất nông nghiệp của người châu Á trong mùa hè. Những mô hình lưu thông khác hình thành ở các vùng nhiệt đới chỉ chứa một lượng nhỏ hóa chất.
Trong khi các nhà khoa học biết rằng các chất gây ô nhiễm phải mất vài năm để "dạo" khắp thế giới trong tầng bình lưu thì ông Randel cho rằng, sẽ cần phải tiến hành nhiều nghiên cứu hơn nữa để có thể hiểu đầy đủ về tác động khí quyển của các chất gây ô nhiễm đi theo gió mùa.