Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cỏ năn kim và sự trở về của sếu đầu đỏ

Quản lý thiên nhiên là một thách thức lớn, vì có rất nhiều loài dù không có giá trị kinh tế nhưng lại là loài chủ lực. Câu chuyện về cỏ năn kim liên quan tới môi trường sinh thái, đặc biệt là với sự tồn tại của loài sếu đầu đỏ - vị sứ giả của môi trường - mà TS. DƯƠNG VĂN NI kể sau đây, nói lên điều đó...

Cho đến nay, chúng ta đã phát hiện có ít nhất năm loại cỏ năn ở ĐBSCL: năng bộp, năng ngọt, năng xoắn, năn nỉ và năn kim. Sự khác biệt giữa chúng chủ yếu dựa vào hình dáng. Năn bộp có cọng lớn nhất, đôi khi lớn bằng ngón tay út; cọng năn ngọt thì bằng đầu đũa ăn; năn xoắn thì cọng nhỏ hơn năn ngọt, lớn bằng cọng tăm nhang và xoắn; còn năn nỉ thì cọng chỉ bằng đầu tăm xỉa răng và thường nằm rạp xuống mặt đất; riêng năn kim có cọng nhỏ và ngắn nhất, cỡ gần bằng cây kim!

Cỏ năn kim có tên khoa học là Eleocharis atropurpurea. Do hình dáng nhỏ nhắn, lại không có cành nhánh sum sê nên không có khả năng cạnh tranh với các loài cỏ khác. Vì vậy, cỏ năn kim chỉ có thể sống được ở những nơi khắc nghiệt mà các loài cây khác không thể mọc được. Chẳng hạn như trên đất phèn nặng, khi độ chua và hàm lượng độc chất cao hơn đất bình thường hàng ngàn lần thì chỉ có mỗi cỏ năn kim là sống được!

Dù trong điều kiện khắc nghiệt như thế nhưng cỏ năn kim lại có một sức sống phi thường. Khi mùa khô bắt đầu, hạt tranh thủ mọc mầm và cọng cỏ lớn lên trong điều kiện độ phèn, độ độc gia tăng mỗi ngày và lượng nước trong đất lại giảm nhanh chóng do nắng nóng, gió và bốc hơi.

Dù vậy cỏ năn kim vẫn cố sống để vừa nhân thêm mật độ, vừa tích lũy chất dinh dưỡng để ra hoa, kết trái và đồng thời còn tạo củ trong đất. Để rồi chỉ trong khoảng hai tháng của mùa khô, cỏ năn kim đã kịp hoàn tất một vòng đời! Đây cũng là lúc mà mặt đất đã bị khô khốc, trông chẳng khác gì một vùng đất chết.

Nhưng nếu quan sát kỹ thì trên lớp đất mặt khô khốc đó lại có hàng triệu hạt cỏ năn kim, chúng sẵn sàng trôi theo dòng nước để có thể định cư ở những vùng đất khắc nghiệt khác. Chỉ cách mặt đất khoảng hai lóng tay, hàng ngàn củ cỏ năn kim đang nằm chờ đến mùa sau để nảy mầm và gầy dựng lại màu xanh cho mặt đất.

Trong giai đoạn khắc nghiệt của môi trường đó, những loài sinh vật bé nhỏ như con kiến, con dế, con chuột đã biết đào lấy củ cỏ năn kim như là nguồn dinh dưỡng duy nhất để duy trì cuộc sống. Ngay cả loài sếu đầu đỏ, với con trưởng thành nặng năm bảy ký, cũng phải cặm cụi đào tìm những củ năn kim nhỏ li ti để làm thức ăn sinh sống qua ngày. Đáng ngạc nhiên hơn là loài sếu đầu đỏ này đã phải bay hàng ngàn cây số để về đây ăn củ năn kim!

Như vậy củ cỏ năn kim là nguồn thức ăn duy nhất cho toàn bộ hệ sinh thái trong giai đoạn mùa khô khắc nghiệt trên vùng đất phèn nặng. Thiếu chúng thì các loài khác sẽ không thể tồn tại. Vì vậy, người ta xem cỏ năn kim như là loài chủ lực (keystone species) cho hệ sinh thái này.

Vậy mà trong suốt thời gian qua, nhiều nơi người ta đã dốc hết công sức cho việc đào kênh, xẻ mương, đắp đê giữ nước để giảm rủi ro cháy của đồng cỏ, rừng tràm, nhằm mục đích giữ chân loài sếu đầu đỏ. Sự xáo trộn này đã làm cho chất lượng đất và nước bị thay đổi nên diện tích cỏ năn kim cũng giảm dần mỗi năm. Kết quả là từ hơn cả ngàn con sếu đầu đỏ về đây mỗi năm, nay chỉ còn chưa tới một trăm con!

Thiên nhiên hiền hòa và chân chất là vậy nhưng xem ra hiểu được chúng không phải là điều dễ dàng. Người xưa đã từng nói “đất lành chim đậu”, nhưng có lẽ nhiều thế hệ sau này nữa cũng khó mà hiểu hết câu nói thâm thúy này chứ đừng nói chi việc vận dụng nó vào cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, quản lý thiên nhiên quả là một thách thức không nhỏ, nhưng không phải là không có giải pháp, miễn là chúng ta biết tôn trọng những nguyên tắc căn bản.

Ví như muốn giữ được hệ sinh thái thì phải biết vai trò của từng loài, biết tôn trọng chức năng vốn có của chúng chứ không phải chỉ quan tâm đến giá trị kinh tế của chúng, bởi vì có rất nhiều loài dù không có giá trị kinh tế nhưng lại là loài chủ lực!

  • Phát hiện 3 ‘siêu trái đất’ có thể tồn tại sự sống
  • Kova biến vỏ trấu thành vàng
  • Tìm ra phương pháp luyện kim thân thiện môi trường
  • Con người sẵn sàng khai thác khoáng sản Mặt trăng
  • Năng lượng Mặt Trời đáp ứng tốt nhu cầu làm lạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị