Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Có thể dùng vi khuẩn biến đổi gen để sản xuất dầu diesel sinh học

Vi khuẩn biến đổi gen có thể tạo ra diesel sinh học (biodiesel) từ nhiên liệu thực vật. Không những thế, chúng còn cắt giảm lượng khí thải CO2, đồng thời làm giảm các chi phí sản xuất nhiên liệu xanh, một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra như vậy.

Diesel sinh học (hay còn gọi là chất thay thế diesel)  có thể được tạo ra từ hạt cải dầu (canola), cây đậu tương hay cây cọ dầu, bằng cách đun nóng chúng với chất xúc tác hoá học.

Loại năng lượng này có thể làm giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vì những vi khuẩn tạo ra nó có khả năng hấp thụ khí CO2, nhờ đó đã giảm đáng kể được lượng khí này trong không khí. Tuy nhiên, vẫn phải cần một lượng lớn đất đai để trồng cây nhiên liệu và một lượng lớn hoá chất độc hại để xử lý chúng.

"Diesel sinh học là nguồn năng lượng có thể thay thế tốt cho nguồn nhiên liệu diesel mà chúng ta vẫn lấy từ dầu mỏ", Alexander Steinbuchel - người tạo ra dạng diesel sinh học mới cùng với các cộng sự tại Đại học Munster (Đức), nói. "Tuy nhiên, các biện pháp sản xuất diesel sinh học hiện nay vẫn khá tốn kém".

Nhóm của Steinbuchel đã tạo ra một dạng nhiên liệu tinh khiết từ một loại vi khuẩn có tên gọi là Escherichia coli bằng cách biến đổi gen của chúng, làm chúng trở thành vi khuẩn có khả năng tạo ra diesel sinh học. Vi khuẩn E.coli biến đổi gen được nuôi dưỡng trong một môi trường hỗn hợp gồm đường glucose và các thành phần chính của dầu ô-liu và chúng đã biến hỗn hợp này thành một loại diesel thực vật có chứa acid béo với tên gọi là "microdiesel".

Nhóm chuyên gia người Đức này tiếp tục sử dụng hai gen từ vi khuẩn Zymomonas mobil để đưa vào vi khuẩn E.coli nhằm làm cho chúng có khả năng tạo cồn từ đường. Một gen thứ ba được lấy từ vi khuẩn Acinetobacter baylyi, cho phép E.coli kết hợp cồn và dầu thực vật để tạo ra microdiesel.

Không giống như những nhiên liệu sinh học khác, microdiesel được sản xuất mà không có sự tham gia của các hóa chất xúc tác độc hại. Steinbuchel nói rằng, những công trình thử nghiệm trong tương lai có thể cho phép các nhà khoa học tạo ra microdiesel từ các bộ phận khác của cây, chứ không chỉ sử dụng dầu thực vật như hiện nay. Do tận dụng những phần khác của cây nên sẽ giảm nhu cầu trồng cây để sản xuất diesel sinh học.

Theo nhận định của Steinbuchel, chi phí cho việc trồng cây nhiên liệu lấy dầu rất thấp, chúng lại có sẵn trong tự nhiên, nên trong tương lai, diesel sinh học có thể được sản xuất ra với chi phí thấp hơn nhiều so với diesel lấy từ dầu mỏ".

Microdiesel cũng có thể làm thay đổi nhu cầu đối với đất nông nghiệp, Trevor Price, một chuyên gia đến từ Đại học Glamorgan (xứ Wales, Anh), nói. “Diesel sinh học được nhìn nhận như là một phương pháp có thể giải quyết được vấn đề về CO2 và sự cạn kiệt của nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, các cánh rừng nhiệt đới có thể bị phá huỷ để trồng các cây lấy dầu. Nhiều quốc gia sẽ phải đứng trước sự lựa chọn: Hoặc nhiên liệu, hoặc thực phẩm".

Tuy nhiên, Price cũng nhận định rằng, tăng cường sản xuất diesel sinh học vẫn chưa phải là giải pháp tôi ưu trong nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Theo ông, phương pháp tốt nhất vẫn là chúng ta nên cố gắng giảm lượng nhiên liệu sử dụng bằng cách tiết kiệm và sử dụng chúng một cách hiệu quả.

(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

  • Phát hiện 3 ‘siêu trái đất’ có thể tồn tại sự sống
  • Kova biến vỏ trấu thành vàng
  • Tìm ra phương pháp luyện kim thân thiện môi trường
  • Con người sẵn sàng khai thác khoáng sản Mặt trăng
  • Năng lượng Mặt Trời đáp ứng tốt nhu cầu làm lạnh
  • Cà chua màu tím sắp ra đời
  • Ảnh hưởng của gen tới cơ thể và tính cách
  • Phát hiện gen giúp H5N1 biến đổi đặc tính
  • Bóng đèn kiểu mới sáng và bền hơn
  • Chuẩn bị nhân lực cho 2 nhà máy điện hạt nhân
  • Biến rác thải thành nguồn năng lượng "sạch"
  • Bảo vệ môi trường - yếu tố quyết định thương hiệu doanh nghiệp
  • 12 tấn dầu tràn ra biển Cần Giờ-TPHCM
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị