Một nghiên cứu mới cho biết, hệ mặt trời có thể già hơn tới 2 triệu năm so với các suy đoán trước đây của con người. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu các mẩu thiên thạch và đã phát hiện thấy, viên đá vũ trụ này có tuổi đời là 4,5682 tỷ năm, trước so với thời điểm mà con người đã giả định về tuổi của hệ mặt trời tới 1,9 triệu năm. Dẫu rằng sự điều chỉnh này là không quá lớn nhưng nó có thể giúp các nhà thiên văn học hiểu hơn về cách mà các hành tinh và mặt trời đã được tạo thành.
"Đến giờ chúng ta có thể tin rằng, đây là niên đại chính xác nhất về tuổi của hệ mặt trời", đồng tác giả của nghiên cứu, ông Meenakshi Wadhwa thuộc ĐH bang Arizona nói.
Ông Wadhwa và đồng nghiệp Audrey Bouvier cùng trường đã tìm ra phát hiện này khi nghiên cứu về một thiên thạch được gọi tên là NWA 2364, rơi xuống vùng Morocco vào năm 2004. Qua thí nghiệm một mẩu của thiên thạch này, bằng các phương pháp khoa học, họ đã xác định được tuổi của thiên thạch là 4,5682 tỷ năm.
Việc xác định tuổi của hệ mặt trời có vai trò rất quan trọng trong việc giúp các nhà thiên văn học hiểu hơn về việc mặt trời và các hành tinh đã được hình thành như thế nào.
Như một ví dụ, Wadhwa và Bouvier đã chỉ ra sự phong phú của chất đồng vị sắt - 60 trong hệ mặt trời nguyên thủy. Sắt - 60 là một phóng xạ có nửa cuộc đời là khoảng 2,6 triệu năm. Cứ mỗi 2,6 triệu năm, một nửa số sắt -60 lại bị suy yếu đi.
Vì vậy, nếu bạn đẩy tuổi của hệ mặt trời trở lại khoảng 2 triệu năm, điều này có nghĩa là đã có gần gấp đôi lượng sắt -60 hiện diện trong buổi "khai sinh" hệ mặt trời so với suy nghĩ trước đây. Và sự tập trung lớn hơn này có hệ quả là: nó hỗ trợ mạnh hơn ý tưởng rằng một siêu tân tinh đã nổ tan gần sát đó trong lúc hệ mặt trời được hình thành, phát ra một lượng nhiệt khổng lồ giúp cho các hành tinh mới sinh trở nên khác biệt.