Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiểm tra thành phần hơi nước quanh sao carbon

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Các nhà khoa học quốc tế đã kiểm tra được thành phần hơi nước xung quanh sao carbon. Kết quả này đã đặt ra thách thức mới cho lý thuyết hiện tại về sự phân tích thành phần hóa học xung quanh các ngôi sao.

Leen Decin, phụ trách nhóm nghiên cứu, thuộc Viện nghiên cứu thiên văn học Bỉ cho biết, phát hiện trên cho chúng ta nhận thức rằng môi trường hóa học của các ngôi sao phức tạp hơn nhiều so với sự tưởng tượng trước đây của chúng ta.

Ngôi sao mục tiêu mà các nhà khoa học thực hiện kiểm tra thành phần nước có quang cảnh giống mặt trời của chúng ta trong khoảng 600 triệu năm tới, tức là thời kỳ mà hàm lượng carbon trong khí quyển cao hơn hàm lượng ôxy.

Xung quanh ngôi sao này không tồn tại hơi nước, bởi vì dưới điều kiện môi trường như vậy, toàn bộ nguyên tử ôxy đã được kết hợp với nguyên tử carbon để hình thành carbon monoxide. Đây là một kết cấu ở trạng thái ổn định. Chính vì thế đã không còn có nguyên tử ôxy dư thừa để hợp thành phân tử nước.

Trước đó vào năm 2001, các nhà khoa học đã kiểm tra được thành phần hơi nước có nồng độ không rõ ràng xung quanh ngôi sao mục tiêu kể trên. Lúc đó giới khoa học đã nhanh chóng đưa ra lý thuyết cho rằng điều này có thể là do sự bốc hơi nước trong quá trình phình to của hành tinh đóng băng và sao chổi bên trong ngôi sao mục tiêu này. Nếu lý thuyết này là chính xác thì những hơi nước bốc lên phải di chuyển xa trung tâm của ngôi sao mục tiêu và nhiệt độ của ngôi sao mục tiêu phải thấp xuống.

Tuy nhiên, với sự ra đời của kính viễn vọng không gian Herschel năm 2009, lý thuyết mới này cuối cùng có thể được kiểm nghiệm. Bởi vì đây là lần đầu tiên các nhà thiên văn học sử dụng công cụ có thể đo trực tiếp nhiệt độ thành phần hơi nước.

Kết quả kiểm tra cho thấy các nhà khoa học đã phát hiện được hơi nước ở các nhiệt độ khác nhau tồn tại xung quanh ngôi sao mục tiêu. Điều này đã phủ định lý thuyết về sự bốc hơi nước trong quá trình phình to của hành tinh đóng băng và sao chổi bên trong ngôi sao mục tiêu. Bởi vì thành phần hơi nước này chỉ có thể tồn tại ở những ngôi sao tiếp cận gần với quỹ đạo vận hành của hành tinh đóng băng và sao chổi.

Nước và carbon là thành phần then chốt hình thành sự sống trên Trái Đất. Nước trên Trái Đất có từ đâu? Câu hỏi này vẫn còn nhiều tranh cãi. Các nhà khoa học cho biết từ trước đến nay lý luận trên luôn bị coi nhẹ.

Tuy nhiên, với việc kiểm tra được thành phần nước xung quanh ngôi sao carbon, lý thuyết mới này căn bản sẽ thay đổi nhận thức của con người về sự tồn tại các vật chất trong không gian các ngôi sao và sự phán đoán về vị trí có thể tồn tại của nước và sự sống./.
 
Ngọc Thúy (Vietnam+)

  • Phát hiện 3 ‘siêu trái đất’ có thể tồn tại sự sống
  • Kova biến vỏ trấu thành vàng
  • Tìm ra phương pháp luyện kim thân thiện môi trường
  • Con người sẵn sàng khai thác khoáng sản Mặt trăng
  • Năng lượng Mặt Trời đáp ứng tốt nhu cầu làm lạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị