Nguồn nắng mặt trời chói chang ở sa mạc
Dự án năng lượng sạch này không hề viển vông nếu xét theo tên tuổi các tập đoàn đã bắt tay cam kết đầu tư: ABB Engineering (Thụy Sĩ), Abengoa Solar (Tây Ban Nha), Siemens (Đức), Ngân hàng Deutsche (Đức), Tập đoàn tái bảo hiểm Munich Re (Đức) và các tập đoàn đa quốc gia như Eon, RWE... Dự án cũng được Chính phủ Đức ủng hộ nhiệt liệt.
Ngoại trưởng Frank-Walter Steinmeier khẳng định chắc nịch: “Dự án tương lai này là một tiềm năng to lớn để phát triển quan hệ khu vực Bắc Phi, giữa những quốc gia lâu nay vẫn đóng cửa với nhau”.
Ý tưởng có phần “siêu thực” trên được phát triển dựa trên dự án Desertec của các tổ chức của Đức trong CLB Roma, một tổ chức phi chính phủ chuyên về phát triển bền vững. Cách thức có vẻ giản đơn: lập các nhà máy nhiệt điện trong khu vực rộng khoảng 300km2 trong sa mạc
Người ta sẽ làm như sau: Dùng các tấm gương cong hướng theo ánh nắng để hứng hết năng lượng từ Mặt trời, nguồn sức nóng được chuyển thành luồng đốt nóng nước, nước bị đun sôi và hơi nước sinh ra sẽ làm quay các tuôcbin sinh ra điện. Kỹ thuật này giúp lưu trữ nguồn năng lượng tích lũy trong ngày để tuôcbin tiếp tục hoạt động vào ban đêm và vẫn giữ nguồn điện sinh ra được ổn định. Như vậy giải pháp này không giống cách dùng các tấm tế bào quang điện thông dụng hiện nay biến trực tiếp sức nóng mặt trời thành điện.
Về nhu cầu nước cho dự án, người ta thậm chí tính toán đến khả năng khai thác nước biển, dùng quy trình chuyển hóa luôn nước biển thành nước ngọt phục vụ sinh hoạt hằng ngày của dân địa phương, cũng như để phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp.
Chi phí của dự án, theo tính toán của Trung tâm Hàng không - không gian Đức (DLR), khoảng 400 tỉ euro (560 tỉ USD) có vẻ không làm các tập đoàn hàng đầu lo lắng, nhất là khi có sự bảo trợ của Tập đoàn tái bảo hiểm Munich Re. Trong buổi giới thiệu chương trình ký kết giữa các tập đoàn giữa tháng 7 để thực hiện Sáng kiến công nghiệp Desertec (DII), đại diện của Munich Re tuyên bố đơn giản: “Chúng tôi hi vọng có được các kế hoạch cụ thể từ nay đến hai, ba năm tới”.
Theo ông Torsten Jeworrek, thành viên ban giám đốc Tập đoàn Munich Re, các tập đoàn châu Âu tham gia dự án cam kết sẽ làm việc trên tinh thần bình đẳng, chân thành và công bằng với các nước châu Phi và Tây Á - nơi đặt các nhà máy nhiệt điện mặt trời. Theo dự kiến, giai đoạn đầu các tấm gương sẽ được lắp đặt ở
Nghị định thư vừa được ký kết giữa các tập đoàn đầu tư, dự kiến ban nghiên cứu dự án Desertec sẽ được thành lập từ nay đến tháng 10-2009. Ban này có ba năm để tiến hành nghiên cứu và chi tiết hóa kế hoạch lắp đặt mạng lưới các nhà máy nhiệt điện mặt trời, thiết kế mạng lưới cáp tải điện ngầm dưới biển và tìm thêm nguồn vốn đầu tư. Theo dự tính, trong 10 năm tới dòng điện đầu tiên từ các nhà máy nhiệt điện ở châu Phi và Tây Á sẽ được truyền tải về Tây Âu.
Tuy nhiên, cũng có không ít người hoài nghi về hiệu quả kinh tế trước mắt của dự án. Họ cho rằng chi phí đầu tư chế tạo các tấm gương để lắp đặt trên diện rộng, đường tải điện ngầm dưới biển nối Bắc Phi và Trung Đông với Tây Âu rất tốn kém. Chưa kể khả năng hao hụt điện do đường truyền tải quá dài và nguy cơ khủng bố trong khu vực còn khá bất ổn này.
(Theo TT // Tạp chí Hoạt động Khoa Học)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com