Ngành công nghiệp giấy và dầu cọ, nạn săn trộm đang đe dọa sinh mạng của khoảng 400 con cọp Sumatra ở Indonesia. Văn phòng Quỹ Động vật hoang dã (WWF) ở Indonesia cảnh báo rằng nếu không ngăn chặn được nạn phá rừng, săn trộm và buôn lậu sản phẩm từ cọp thì giống cọp Sumatra sẽ tuyệt chủng trong vòng 7-12 năm nữa
Bản báo cáo của TRAFFIC, một tổ chức bảo vệ môi trường có mạng lưới giám sát động vật hoangdã ở nhiều nước có trụ sở chính tại Vương quốc Anh, công bố ngày 13-2-2008 cho biết da và xương cọp Sumatra được bày bán công khai ở Indonesia trong các tiệm thuốc bắc và kim hoàn.
Cọp Sumatra hoang dã săn mồi trong rừng tỉnh Lampung, đảo Sumatra. Ảnh: STCP
Trộm cọp nuôi
Trong số 326 cửa hàng bán lẻ mà văn phòng TRAFFIC Đông Nam Á khảo sát ở 28 thành phố và thị trấn trên đảo Sumatra có 33 cửa hàng bán công khai nanh, bàn chân, lông, râu cọp...,ngoài hai món có giá trị kể trên. Chính thức mà nói, việc buôn bán các sản phẩm cọp Sumatra là phạm pháp nhưng hiện trạng vừa nêu cho thấy công tác giám sát và quản lý ở đây không đáp ứng được yêu cầu.
Dựa trên số răng nanh bày bán, TRAFFIC ước tính có đến 23 cá thể cọp bị giết để cung cấp cho các cửa hàng bán đồ trang sức, đồ lưu niệm, đồ cổ và đông dược. Theo khảo sát các lần trước, từ năm 1999 đến năm 2002 có52 con cọp bị giết cũng nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường đen trong và ngoài nước, chủ yếu là Trung Quốc.
Tờ mờ sáng 22-8-2009, một bọn trộm cọp chuyên nghiệp đã dùng thịt tẩm thuốc độc để bắt trộm một con cọp cái tên Sheila sống trong vườn thú Taman Rimba ở Jambi, thủ phủ tỉnh Jambi, Đông Nam đảo Sumatra. Chúng lột da ngay trong chuồng cọp, chỉ bỏ lại bộ đồ lòng và vài sợi gân. Ngay cả máu cọp chúng cũng mang đi.
Sheila là con cọp Sumatra duy nhất ở vườn thú Jambi. Nó được Hội Vườn thú London (ZSL) bảo trợ nhằm cứu giống cọp Sumatra, một trong những giống cọp có nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Nó cũng được coi là con vật mẫu để giảng dạysinh viên khoa sinh học và thú y về công tác bảo tồn động vật hoang dã.
Didy Wurdjanto, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên (BKSDA, viết tắt theo tiếng Indonesia) tỉnh Jambi, phát biểu trên nhật báo tiếng Anh The Jakarta Post: “Đây có thể là một xu hướng mới trong nghề mua bán lậu động vật hoang dã. Bây giờ bọn săntrộm nhắm vào những con cọp thuần hóa trong các vườn thú thay vì săn bắntrong rừng. Nó cũng chứng tỏ nhu cầu và giá cả các sản phẩm cọp càng ngày càng tăng cao vìcọp Sumatra bây giờ chẳng còn bao nhiêu”.
Giá hấp dẫn
Theo ông Didy, ngay tại Jambi, giá một tấm da cọp vào khoảng35 triệu rupiah (64,75 triệu đồng) nhưng đem về thủ đô Jakarta có thể bán được 75 triệu rupiah. Một con cọp nhồi bông có thể hét giá tới 100 triệu rupiah (185 triệu đồng).
Răng nanh và bộ phận sinh dục cọp được bán riêng lẻ. Một cái nanh cọp có thể mua với giá 20 triệu rupiah còn “pín” cọp cũng có giá đó.
Ông Didy cũng bày tỏ nỗi lo ngại sâu sắc về tương lai của loài cọp Sumatra. Ông cho biết cách đây vài năm cònkhoảng 50 cá thể trong 4 khu vườn quốc gia và các khu rừng khai thác gỗ củatỉnh. Nhưng năm rồi thống kê lại chỉ còn 20 con.
Cũng trong năm ngoái, văn phòng BKSDA đã bắt được10 vụ buôn lậu sản phẩm cọp Sumatra. Những kẻ săn trộm và buôn lậu sản phẩm cọp Sumatra đã bị khởi tố. Trong số này có 4 tay buôn lậu da cọp bị bắt quả tang trong khi giao dịch ở thành phố cảng sông Jambi hồi tháng 8 và tháng 11 năm rồi.
Ông Didy cho biết thêm, phần lớn bọn buôn lậu sản phẩm cọp ởthành phố Jambi. Chúng có mối lái cung cấp hàng là bọn săn trộm chuyên nghiệp hoạt động ở các vườn quốc gia và rừng khai thác gỗ. Bọn thợ săn này dùng tiền để mua thông tin của những người sinh sống gần vườn quốc gia hoặc rừng. Chúng sẵn sàng trả 500.000 rupiah cho ai phát hiện dấu chân mới của cọp.
Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono từng cam kết sẽ thực hiện một chương trình bảo vệ cọp Sumatra trong 10 năm tại hội nghị về thay đổi khí hậu tổ chức tại đảo Bali hồi năm 2008. Dù vậy, số cọp Sumatra hiếm hoi còn sót lại đang tiếp tục bị đe dọa bởi việc phát quang rừng có phép và trái phép của các nhà máy xeo giấy và sản xuất dầu cọ. Ông Tonny Soehartono, Vụ trưởng Vụ Bảo tồn đa dạng sinh học của Bộ Lâm nghiệp Indonesia, nhấn mạnh rằng nạn săn trộm kết hợp với môi trường sống đang bị thu hẹp dần sẽ là “hồi chuông báo tử” cho giống cọp Sumatra.
Xung đột cọp-người
Trong 12 năm qua, cuộc chiến giữa cọp và người đã diễn ra rất căng thẳng gần các khu rừng phát quang của Tập đoàn Asia Pulp&Paper (APP) sản xuất bột giấy và giấy các loại. Nguyên nhân rất rõ ràng: Do môi trường sống bị thu hẹp, cọp phải đến gần nhà dân để kiếm ăn. Cọp vồ đàn gia súc của dân, nếu gặp người nó cũng tấn công luôn. Để bảo vệ đàn gia súc, người dân giăng bẫy hoặc dùng súng giết cọp.
Theo tổ chức Eyes on the Forest - khối liên minh giữa 25 tổ chức bảo vệ môi trường chuyên điều tra những vụ án liên quan đến rừng và xung đột lợi ích giữa người và cọp ở miền trung đảo Sumatra - từ năm 1997 đến nay,đã có 55 người và 15 con cọp Sumatra bị giết trong tỉnh Riau sau những vụ đụng độ giữa người và cọp. 17 con cọp khác bị bắt sống và bị đưa ra khỏi nơi sinh sống của nó.
Hoạt động từ đầu thập niên 1980, APP đã khai thác hơn 1 triệu ha rừng tự nhiên ở hai tỉnh Riau và Jambi trên đảo Sumatra để lấy gỗ làm bột giấy. Rừng Sumatra là nơi sinh sống duy nhất của cọp Sumatra. Mấtrừng, mất thức ăn (thú rừng nhỏ như nai, mễn v.v... ngày càng hiếmdo nạn săn bắn trộm), cọp phải mạo hiểm đi kiếm ăn ở các khu dân cư và xung đột đã xảy ra.
Ngành sản xuất giấy không phải là thủ phạm duy nhất. Ngành sản xuất dầu cọ khai quang rừng một cách thô bạo cũng góp phần tạo ra nguy cơ tuyệt chủng đối với giống cọp Sumatra.
Kỳ tới: Nuôi cọp để làm thuốc
(Theo Nguyễn Cao // Nguoilaodong Online)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com