Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năng lượng sạch cho tương lai

Những năm gần đây, các nguồn năng lượng mới được gọi dưới nhiều tên khác nhau như: Năng lượng lựa chọn, năng lượng thay thế hay năng lượng xanh, được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Nguồn năng lượng này có ưu điểm là sạch, có sẵn trong thiên nhiên, không gây ô nhiễm và là giải pháp tốt nhất nhằm tiết kiệm năng lượng hóa thạch cho tương lai. Dưới đây là 9 nguồn năng lượng được coi là khả thi nhất.

Năng lượng mặt trời

Nhật Bản, Mỹ và một số quốc gia Tây Âu là những nước đi đầu trong việc sử dụng nguồn năng lượng mặt trời (từ những năm 50 của thế kỷ trước). Tính đến năm 2002, Nhật Bản đã sản xuất được khoảng 520.000 kW điện bằng pin mặt trời (giá trung bình hiện nay thấp hơn 10 lần so với cách đây trên một thập kỷ). Nếu một gia đình người Nhật với 4 người, tiêu thụ từ 3 đến 4 kW điện/giờ thì họ cần phải có diện tích 30-40 m2 mái nhà để lắp pin. Nhật Bản phấn đấu đến năm 2010 sẽ sản xuất được hơn 8,2 triệu kW điện từ năng lượng mặt trời.

Năng lượng gió

Năng lượng gió được coi là nguồn năng lượng xanh vô cùng dồi dào, phong phú và có ở mọi nơi. Người ta có thể sử dụng sức gió để quay các turbin phát điện. Riêng tại Nhật mới đây đã sản xuất thành công một turbin gió siêu nhỏ, sản phẩm của hãng North Powen. Turbin này tên là NP 103, có chiều dài cánh quạt là 20 cm, công suất 3 W, đủ để thắp sáng một bóng đèn nhỏ.

Năng lượng từ lên men sinh học

Nguồn năng lượng này được tạo bởi sự lên men sinh học các đồ phế thải sinh hoạt. Theo đó, người ta sẽ phân loại và đưa chúng vào những bể chứa để cho lên men nhằm tạo ra khí mêtan. Khí đốt này sẽ được dùng để phục vụ sinh hoạt và sản xuất điện năng. Sau khi quá trình phân hủy hoàn tất, phần còn lại được sử dụng để làm phân bón.

Năng lượng từ đại dương

Đây là nguồn năng lượng vô cùng phong phú, nhất là quốc gia có diện tích biển lớn. Sóng và thủy triều được sử dụng để quay các turbin phát điện. Nguồn điện sản xuất ra có thể dùng trực tiếp cho các thiết bị đang vận hành trên biển như hải đăng, phao, cầu cảng, hệ thống hoa tiêu dẫn đường…

Dầu thực vật phế thải dùng để chạy xe

Dầu thực vật khi thải bỏ, sẽ gây lãng phí lớn và gây ô nhiễm môi trường. Để khắc phục tình trạng này, tại Nhật có một công ty tên là Someya Shoten Group ở quận Sumida (Tokyo) đã tái chế các loại dầu này để dùng làm xà phòng, phân bón và dầu VDF (nhiên liệu diezel thực vật). VDF không có các chất thải ôxít lưu huỳnh, còn lượng khói đen thải ra chỉ bằng 1/3 so với các loại dầu truyền thống.

Pin nhiên liệu

Đây là giải pháp có thể cung cấp năng lượng cho con người mà không hề phát ra khí thải CO2 (các bon điôxít) hoặc những chất thải độc hại khác. Đi đầu trong lĩnh vực này là Nhật Bản - quốc gia sản xuất được nhiều nguồn pin nhiên liệu khác nhau, dùng cho phương tiện giao thông, ôtô và các thiết bị dân dụng.

Năng lượng từ tuyết

Hiệp hội Nghiên cứu năng lượng thiên nhiên ở Bihai (Nhật Bản) đã thành công trong việc ứng dụng tuyết để làm lạnh các kho hàng và điều hòa không khí ở những tòa nhà khi thời tiết nóng bức. Theo dự án này, tuyết được chứa trong các nhà kho để giữ nhiệt độ kho từ 0 đến 4oC. Đây là mức nhiệt độ lý tưởng dùng để bảo quản nông sản, vì vậy mà giảm được chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm.

Nguồn năng lượng địa nhiệt

Đây là nguồn năng lượng nằm sâu dưới lòng đất, dưới những hòn đảo, núi lửa. Nguồn năng lượng này có thể thu được bằng cách hút nước nóng ở độ sâu hàng nghìn mét để chạy turbin điện. Tại Nhật Bản hiện nay có tới 17 nhà máy kiểu này, lớn nhất là nhà máy địa nhiệt Hatchobaru ở Oita Kyushu, công suất 110.000 kW đảm bảo cung cấp đủ điện năng cho 3.700 hộ gia đình.

Khí mêtan hydrate

Khí mêtan hydrate được coi là nguồn năng lượng tiềm ẩn nằm sâu dưới lòng đất, có màu trắng dạng như nước đá, là thủ phạm gây tắc đường ống dẫn khí và được người ta gọi là “nước đá có thể bốc cháy”. Metan hydrate là một chất kết tinh bao gồm phân tử nước và metan, nó ổn định ở điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất cao, phần lớn được tìm thấy bên dưới lớp băng vĩnh cửu và những tầng địa chất sâu bên dưới lòng đại dương và là nguồn nguyên liệu thay thế cho dầu lửa và than đá rất tốt.

(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

  • Phát hiện 3 ‘siêu trái đất’ có thể tồn tại sự sống
  • Kova biến vỏ trấu thành vàng
  • Tìm ra phương pháp luyện kim thân thiện môi trường
  • Con người sẵn sàng khai thác khoáng sản Mặt trăng
  • Năng lượng Mặt Trời đáp ứng tốt nhu cầu làm lạnh
  • Lò phản ứng Đà Lạt đáp ứng gần 50% nhu cầu
  • Trung Quốc dẫn đầu công nghệ than sạch
  • Những quả ngọt đầu mùa
  • Hệ thống dRHS cho phép dùng nước biển tưới cây
  • Vai trò xác định nhiệt độ biển của bụi
  • Chế phẩm sinh học từ trùn quế
  • Triển lãm quốc tế về các giải pháp năng lượng tái tạo và phân tán (ENEREXPO Vietnam 2010) sẽ được tổ chức vào tháng 3.2010
  • Đột phá “pin không khí”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị