Milan Karki, cậu sinh viên 18 tuổi xuất thân ở làng Khotang (Nepal) vừa sáng chế ra tấm pin năng lượng Mặt trời thế hệ mới, trong đó tóc được sử dụng làm dây dẫn điện thay thế silicon. Phát minh của Milan không những mang lại nguồn điện “sạch” giá rẻ cho các nước đang phát triển mà còn hứa hẹn cách mạng hóa ngành năng lượng tái sinh.
Sắp tới các con đường trải nhựa và bãi đậu xe ô tô ở thành phố sẽ được cào lên và được lót lại bằng những tấm pin năng lượng Mặt trời có khả năng tạo ra đủ điện năng cung cấp cho khu dân cư trong vùng. Solar Roadways, công ty đang nghiên cứu chế tạo loại tấm pin năng lượng Mặt trời có thể gắn trên mặt đường, vừa được Bộ Giao thông Mỹ tài trợ 100.000 USD để thử nghiệm sản phẩm.
Hiện tại phát triển năng lượng sạch và cam kết chính trị được coi như là những vũ khí hiệu quả nhất để chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu. Nhưng trên thực tế vấn đề phát triển năng lượng sạch vẫn còn rất nhiều rào cản về công nghệ mà chúng ta cần giải quyết. Để không phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch chúng ta cần một sự chuyển giao hoàn toàn trong các hệ thống năng lượng thế giới.
Cơ quan Nghiên cứu và khai thác vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đang lập kế hoạch xây dựng một nhà máy điện năng lượng mặt trời trong không gian.
Đầu tư vào năng lượng hạt nhân hiện đang phát triển mạnh trên khắp thế giới trong vài năm trở lại đây; hạt nhân được coi là một phương tiện để các quốc gia kiểm soát an ninh năng lượng, tránh biến động giá của các nguồn nhiên liệu sản xuất năng lượng khác. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều mối bận tâm.
Ngành điện hạt nhân (ĐHN) cho tới nay đã có lịch sử hơn 50 năm hình thành và phát triển. Tính đến tháng 5/2008, trên thế giới có 439 lò phản ứng hạt nhân năng lượng đang được vận hành tại 31 nước và lãnh thổ, chiếm khoảng 16% sản lượng điện toàn thế giới.
Các nhà khoa học tại trường Đại học Edinburgh (Scoland) vừa công bố một phát minh khoa học liên quan đến khâu thiết kế máy phát điện chạy bằng sức gió, hứa hẹn sẽ tạo ra một cuộc cách mạng về phong điện cho thế giới.
Lập nhà máy điện mặt trời trên quỹ đạo rồi dùng tia laser hoặc sóng vi ba truyền điện về trái đất. Nghe như chuyện khoa học viễn tưởng nhưng đó là mục tiêu nghiêm túc của Cơ quan Không gian Nhật Bản (JAXA). Dự kiến đến năm 2030 nhà máy này sẽ đi vào hoạt động.
Sau sức gió, Mặt Trời, các dòng chảy và thủy triều, Statkraft - công ty quốc gia Na Uy chuyên về năng lượng tái sinh - đang chuẩn bị sản xuất điện sạch bằng việc khai thác một hiện tượng tự nhiên khác, đó là cuộc "đọ sức" giữa nước sạch và nước biển để giải phóng năng lượng.
Trong khi những đám mây bụi đang bay lơ lửng trên các nhà máy điện chạy than ở những vùng nông thôn Nhật Bản, các nhà khoa học nước này đang muốn thực hiện điều ngược lại: buộc chúng chui xuống lòng đất bằng một công nghệ độc đáo nhưng cũng gây nhiều tranh cãi.
Theo PGS TSKH Nguyễn Tác An nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Chủ tịch Ủy ban Hải dương học liên chính phủ (IOC) VN có tiềm năng lớn để phát triển năng lượng từ sóng biển.
Hệ thống mái nhà năng lượng mặt trời giúp nạp điện vào một thiết bị giữ điện để dùng dần. Khi công suất hệ thống cung cấp không đủ cho nhu cầu sử dụng, thiết bị sẽ tự động bổ sung.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com