Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Anaconda: Giải pháp mới cho năng lượng điện từ sóng biển

Thiết bị này có tên gọi là Anaconda (tên một loài rắn khổng lồ sống ở khu vực Nam Mỹ), gồm một ống cao su lớn, được đổ đầy bằng nước và bịt kín 2 đầu. Nó được đặt ở dưới mặt biển, một đầu ống sẽ đối mặt với các con sóng đang tới và đầu còn lại sẽ được gắn 1 tuabin. 

Nhật bản sắp thử nghiệm hỗn hợp nhiên liệu sinh học từ hoa và tảo

Japan Airlines sẽ là hãng hàng không thứ tư cam kết sử dụng nhiên liệu sinh học một năm sau khi thử nghiệm bay thành công.

Năng lượng gió ngoài khơi Việt Nam

Năng lượng rẻ từ dầu khí đã đẩy mạnh cách mạng sản xuất của nhân loại trong trăm năm nay. Nhưng năng lượng này đang đi trên con đường giảm sút. Tùy theo ước tính, trữ lượng dầu chỉ sẽ hết dưới 100 năm.

10 phát kiến vì môi trường

Các nhà nghiên cứu Đại học Leeds (Anh) sáng chế phương pháp mới giặt sạch quần áo sử dụng chưa tới 2% lượng nước, điện của máy giặt thông thường. Hệ thống giặt “gần như không dùng nước” đầu tiên trên thế giới này sử dụng các hạt nhựa nhỏ có thể tái sử dụng nhiều lần để hút chất bẩn trên quần áo. Quần áo hầu như khô ráo sau khi giặt nên không cần sấy.

Pho mát nói cho chúng ta biết điều gì về năng lượng đen?

Cách đây khoảng 10 năm, các nhà khoa học đã đưa ra một kết luận gây ngạc nhiên rằng vũ trụ của chúng ta đang nhanh chóng giản nỡ với tốc độ nhanh chưa từng có, giãn nở không gian và thời gian giống như một miếng pho mát tan chảy. Lực đẩy vũ trụ tách ra vẫn còn là một điều bí ẩn, đây là lý do tại sao nó được đặt tên là “năng lượng đen”

"Lá cây nhân tạo"- nhiên liệu sạch của tương lai

Các nhà khoa học thuộc Đại học Hoàng gia London (Anh) đang tìm cách mô phỏng quá trình quang hợp của lá cây để sản xuất các thiết bị tạo ra nguồn điện và các dạng nhiên liệu sạch khác.

Năm 2013, Hàn Quốc sẽ có robot khai thác than đá

Tập đoàn Than Hàn Quốc (KOCOAL) vừa ký kết thỏa thuận với 2 đối tác và 3 viện nghiên cứu trong nước phát triển dòng robot thông minh làm thợ khai thác than đá. Nếu dự án diễn tiến suôn sẻ, trong vòng 4 năm tới, ngành công nghiệp khai khoáng xứ Hàn sẽ tiếp nhận “nhóm thợ mới” thân thiện với môi trường, được điều khiển từ xa.

“Rừng nhân tạo” hấp thu khí CO2

Một “khu rừng” gồm 100.000 “cây nhân tạo” có thể “mọc” lên trong vòng 10 đến 20 năm tới để hút bớt lượng khí thải carbon dioxide (CO2) của thế giới. “Rừng nhân tạo” là một trong ba giải pháp được Viện Kỹ sư cơ khí Anh (IME) đánh giá là thiết thực trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. IME vừa đưa ra lộ trình loại bỏ khí thải carbon trong nền kinh tế toàn cầu trong 100 năm tới.

“Cây nhân tạo” hút CO2 trong không khí

Các nhà khoa học Mỹ đang phát triển “cây nhân tạo” với khả năng hấp thu carbon nhanh gấp 1.000 lần so với cây thật. Khi gió lùa qua những tán “lá” làm bằng nhựa dẻo, carbon sẽ bị giữ lại trong khoang chứa, sau đó được nén và lưu trữ dưới dạng khí carbon dioxide (CO2) lỏng.

Năng lượng gió chưa hẳn thân thiện môi trường?

Điện gió được coi là nguồn năng lượng tự nhiên sạch và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, sóng hạ âm, do các tua-bin gió phát ra với tần số dưới mức tai người cảm nhận được, đang bị cho là nguyên nhân làm ảnh hưởng sức khỏe của người dân sống gần các nhà máy phong điện ở Nhật Bản.

Sắp tới kỷ nguyên điện không dây

Dây điện, phích cắm sắp trở thành quá vãng khi thời đại điện không dây đang ngày một tới gần hơn. Tại hội nghị Công nghệ, Giải trí và Thiết kế toàn cầu (TED Global) vừa diễn ra tại Oxford (Anh), các nhà khoa học chứng minh có thể nạp điện cho ti-vi, điện thoại di động, máy tính xách tay mà không cần dùng dây điện và ổ cắm.

10 phát kiến vì môi trường

Các nhà khoa học trên thế giới đã và đang nghiên cứu phát triển các công nghệ sản phẩm phục vụ nỗ lực “xanh hóa” Trái đất. Sau đây là 10 phát minh hứa hẹn sẽ tạo sự chuyển biến trong cuộc đua hướng tới môi trường sống tốt hơn cho nhân loại.