Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Rác thải sinh hoạt đổ đi đâu? Bài 1: Ngổn ngang rác thải sinh hoạt

Sở Tài nguyên và môi trường Đồng Nai cho biết, hiện nay mỗi ngày người dân toàn tỉnh thải ra trên 1.000 tấn rác sinh hoạt, thế nhưng các doanh nghiệp thu gom rác thải sinh hoạt chỉ được khoảng 700 tấn, còn lại trên 300 tấn đang được thải tự do ra môi trường. Lượng rác thải tự do này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhiều người dân.

 * Rác thải sinh hoạt - tiện đâu đổ đó

 Hiện nay, dân số toàn tỉnh khoảng 2,4 triệu người, tính trung bình mỗi ngày người dân ở các vùng nông thôn thải ra môi trường khoảng 0,4kg rác và ở thành phố khoảng 0,8kg rác. TP.Biên Hòa là nơi lượng rác thải sinh hoạt được thu gom khá "bài bản" song cũng chỉ đạt hơn 80%, số lượng rác còn lại được đổ xuống kênh, rạch và những khu vực đất trống gây mất vệ sinh, ô nhiễm nguồn nước, đồng thời làm cản trở dòng chảy của nhiều kênh rạch.

Ông Võ Thành Tín, Phó giám đốc Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ môi trường đô thị Biên Hòa, nói: "Công ty chịu trách nhiệm thu gom rác thải sinh hoạt tại 26 phường, xã của thành phố, nhưng mỗi ngày chỉ thu được khoảng 400 tấn rác, còn lại hơn 100 tấn rác/ngày chưa được thu gom là do người dân không đăng ký, tự ý đem đổ khắp nơi. Chính vì vậy trong thành phố đã phát sinh nhiều bãi rác "tự do" gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường. Hiện đa số rác thải sinh hoạt được chuyển giao cho Công ty Vũ Nhật Hồng để xử lý, còn lại khoảng 50 tấn rác rắn không xử lý được công ty cho chôn lấp tại bãi rác Trảng Dài".

  Ở những vùng nông thôn, đất đai tuy rộng nhưng tình trạng ô nhiễm do rác thải sinh hoạt cũng không thua kém gì thành thị. Khâu thu gom rác thải ở 9 huyện và TX.Long Khánh hầu hết do các hợp tác xã môi trường và tư nhân đảm trách nên không được phân loại. Rác sau khi thu gom về thường được đem chôn. Việc chôn lấp rác thải sinh hoạt chưa được xử lý rất dễ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ nhiệm HTX Tân Phú, chuyên thu gom rác thải ở  thị trấn huyện Tân Phú và một số xã cho hay, người dân ở nông thôn có thói quen đổ rác sinh hoạt ra vườn hoặc các  vùng đất trống. Mặc dù huyện tích cực vận động bà con ở thị trấn đăng ký thu gom rác thải sinh hoạt nhưng cũng chỉ đạt gần 70%; còn các xã vùng sâu, vùng xa việc thu gom rác thải sinh hoạt hầu như không thực hiện được.

Một thực tế đáng báo động hiện nay là đa số nông dân vẫn sử dụng nguồn nước ngầm từ các giếng khoan, trong khi mỗi ngày có vài trăm tấn rác thải sinh hoạt được đổ xá ra môi trường để tự phân hủy. Trong số này, một phần rác qua nước mưa sẽ ngấm xuống nguồn nước ngầm và chính họ lại là người gánh chịu hậu quả đầu tiên.

 * Chai, bịch thuốc bảo vệ thực vật - nguy cơ tiềm ẩn

 Rác thải sinh hoạt ở nông thôn trong đó nguy hại nhất là những chai, bịch thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật sau khi sử dụng được người dân bỏ tại ruộng, vườn và khi mưa xuống thường trôi ra các sông, suối và hồ. Tuy chưa có thống kê chính thức về việc thải những chai lọ, bao bịch hóa chất độc hại này ra môi trường, nhưng thử làm một phép tính đơn giản là Đồng Nai có trên 300 ngàn hecta cây trồng, hàng năm phải sử dụng hàng trăm loại thuốc BVTV như thế sẽ có hàng triệu bao bịch, chai đựng thuốc được vứt ra ruộng vườn. Đó là mối nguy cơ tiềm ẩn rất lớn gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước một cách trầm trọng.

* Ông LÊ VĂN DŨNG ở ấp 4A, xã Xuân Bắc (huyện Xuân Lộc) cho biết, xã chưa có đơn vị nào thu gom rác thải sinh hoạt nên hầu hết rác do người dân tự xử lý. Chỉ có số ít hộ gom lại đốt, còn phần lớn đổ ra vườn hoặc cạnh đường. Nguy hại nhất là những bịch, chai đựng thuốc BVTV sau khi dùng xong thường bị quăng ngay tại ruộng, vườn, mưa lớn trôi xuống kênh rạch, suối. Sở dĩ bà con chưa có ý thức thu gom lại là vì nghĩ dùng nước giếng khoan sâu 18 - 20 mét thì không ảnh hưởng gì.

 *  Ông NGUYỄN ĐÌNH TUẤN, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Định (huyện Xuân Lộc), nói: "Xã có vận động những hộ dọc theo quốc lộ 1A đăng ký đổ rác, tuy mỗi tháng chỉ phải đóng 8.000 đồng nhưng nhiều hộ vẫn chưa chịu đăng ký cho thu gom. Trạm bảo vệ thực vật huyện có làm một hố ở ngay đồng cho bà con vứt những chai, bịch thuốc BVTV xuống đó để tiêu hủy bớt ô nhiễm nhưng nông dân vẫn có thói quen làm xong ở đâu quăng tại đó".

 Hiện nay, công tác quản lý thuốc BVTV ở Việt Nam vẫn còn lỏng lẻo, thị trường tràn lan những loại thuốc độc hại cấm sử dụng, thuốc quá đát... Khi người dân sử dụng những loại thuốc BVTV này mà đem chai, bịch vứt ngay tại ruộng vườn thì mức độ gây ô nhiễm càng trầm trọng hơn. Từ đầu năm đến nay, Chi cục BVTV tỉnh tiến hành kiểm tra hơn 100 cơ sở kinh thuốc BVTV thì phát hiện đến 73 cơ sở vi phạm về nhãn mác, thuốc quá đát... Ông Nguyễn Công Vị, một nông dân ở xã Sông Ray, nói: "Chỉ có một số ít nông dân trong xã ý thức được việc vất bỏ chai, bịch thuốc BVTV ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nên đã đem đi chôn, còn đa số bà con vẫn có thói quen quăng ngay tại ruộng vườn. Vấn đề này được một số người dân phản ảnh trong các buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp. Thiết nghĩ để tất cả bà con nông dân đều có ý thức về vấn đề này thì chính quyền xã phải tăng cường công tác vận động người dân; khi hiểu được mức độ độc hại cho sức khỏe họ sẽ có ý thức tốt hơn".

 

(Theo báo Đồng Nai)

  • Phát hiện 3 ‘siêu trái đất’ có thể tồn tại sự sống
  • Kova biến vỏ trấu thành vàng
  • Tìm ra phương pháp luyện kim thân thiện môi trường
  • Con người sẵn sàng khai thác khoáng sản Mặt trăng
  • Năng lượng Mặt Trời đáp ứng tốt nhu cầu làm lạnh
  • Rác thải sinh hoạt đổ đi đâu?, Bài 2: Tái chế rác - những nghi ngại về môi trường
  • Rác thải cũng “mệt” vì khủng hoảng kinh tế
  • EU muốn loại bỏ bóng đèn dây tóc
  • 3,5 tỷ USD “cứu” một con sông
  • Thu năng lượng từ đại dương
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển điện ở nông thôn, miền núi, hải đảo
  • EU thỏa thuận cắt giảm khí thải ô tô
  • Ô nhiễm môi trường sẽ tăng gấp 4-5 lần vào năm 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị