Việc tái chế rác sinh hoạt thành những sản phẩm có ích là điều cần được khuyến khích. Song tái chế rác có đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo ra những sản phẩm an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng hay không cũng là vấn đề rất đáng bàn. Còn đó không ít nghi ngại về thực trạng tái chế rác sinh hoạt ở Đồng Nai.
* Bịch ny-lông: tái chế thô sơ và kém vệ sinh
Theo ông Võ Thành Tín, Phó giám đốc Công ty TNHH một thành viên dịch vụ môi trường đô thị Biên Hòa thì chỉ 15 - 20% lượng rác thải sinh hoạt là có thể tái chế thành các vật dụng, trong đó bịch ny-lông chiếm khoảng trên 10%. Đây là loại rác thải rất khó phân hủy ngoài môi trường tự nhiên, thời gian để phân hủy lên đến cả trăm năm. Tái chế bịch ny-lông để làm nên những sản phẩm hữu ích có chất lượng tốt là điều đáng khuyến khích, song thực tế, đường đi từ bãi rác đến thị trường của loại phế liệu này đang không được kiểm soát chặt chẽ.
Theo Phòng Tài nguyên và môi trường Biên Hòa, hiện thành phố không còn cấp phép cho những đơn vị tái chế rác sinh hoạt, trong đó có túi ny-lông. Tuy nhiên, trên địa bàn thành phố vẫn có những cơ sở sơ chế bịch ny-lông hoạt động với nhiều điều rất đáng quan tâm về vệ sinh môi trường. Trong vai người bán phế liệu có số lượng lớn, chúng tôi ghé vào một vựa phế liệu ở phường Bình Đa của chủ vựa tên T. Nhìn bề ngoài, vựa phế liệu này không có gì khác biệt với những vựa khác, nhưng khi vào sâu bên trong mới thấy, có cả một phân xưởng phân loại bao ny-lông theo màu sắc và được sơ chế bằng cách chặt nhỏ, phơi khô. Tuy nhiên, chỉ có loại bịch ny-lông trắng là được rửa sơ sài, còn lại hầu như chỉ được phân loại, rũ bỏ hết rác thải bám theo rồi chặt nhỏ, phơi khô trên nền đất. Cả một vùng chung quanh xưởng sơ chế này bốc mùi nồng nặc, nước rửa bịch ny-lông đầy rác rến rất dơ bẩn cũng không được xử lý mà cho thải ra ngoài theo đường ống thoát nước, thậm chí chảy tràn ra khu vực xung quanh. Chủ vựa cho biết, cứ 10 tấn bịch ny-lông qua sơ chế được khoảng 2 tấn nguyên liệu. Mỗi ngày cơ sở tái chế được khoảng 1,5 - 2 tấn "nguyên liệu" ny-lông, sau đó đem bỏ mối cho các cơ sở tái chế. Các cơ sở này nhận nguyên liệu về, nấu thành hạt nhựa, kéo sợi và sau đó sản xuất bịch ny-lông rồi bán ra thị trường.
* "Khủng hoảng mùi" trong xử lý rác
Toàn tỉnh hiện có khoảng 70% lượng rác thải sinh hoạt được đưa vào xử lý và có thể khẳng định việc xử lý, tái chế rác sinh hoạt là việc làm hết sức cần thiết để giải quyết lượng rác thải sinh hoạt một cách có ích. Tuy nhiên, thực trạng xử lý rác thải ở TP.Biên Hòa hiện nay vẫn đặt ra những vấn đề tương đối nghiêm trọng về vệ sinh môi trường chung quanh khu vực xử lý mà những người dân lân cận là những người hứng chịu hậu quả đầu tiên.
Hiện tại, mỗi ngày có khoảng 350 tấn rác thải sinh hoạt được đưa tới nhà máy xử lý rác thải của Công ty cổ phần Vũ Nhựt Hồng ở phường Trảng Dài (TP.Biên Hòa) để xử lý. Rác thải qua dây chuyền xử lý sẽ thành phân vi sinh. Tuy nhiên, quá trình hoạt động của nhà máy này đã phát sinh ô nhiễm cho môi trường dân cư sinh sống gần đó, trong đó nặng nhất là mùi hôi (từ nguồn rác tươi khi tập kết, từ dây chuyền chế biến hở, từ ủ phân thô...) và nước thải (nước rỉ rác, nước mưa tràn vào...). Do công ty chưa tách riêng và đấu nối được hệ thống thoát nước mưa ra ngoài nên nước mưa vẫn hòa chung với nước thải có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm... Công ty Vũ Nhựt Hồng cho biết, phải chờ đến khi giai đoạn 2 của nhà máy (đang xin thêm 5 hécta) được phê duyệt và xây dựng xong thì những quy định về môi trường mới được thực hiện tốt. Như vậy, người dân khu vực xung quanh sẽ phải tiếp tục hứng chịu tình trạng "khủng hoảng mùi" này chưa biết đến bao giờ.
Tình trạng "ô nhiễm mùi" ở các huyện xem ra cũng trầm trọng không kém do việc thu gom và xử lý rác vẫn còn khá nhiều bất cập. Đa số rác thải sinh hoạt được giao cho các hợp tác xã hoặc tư nhân thu gom. Những đơn vị này, sau khi thu gom rác về thường đem chôn lấp thủ công tại một điểm đổ rác của huyện hoặc tìm một bãi đất trống đổ xá. Việc chôn lấp rác sinh hoạt tại các huyện không đảm bảo vệ sinh, vì rác chỉ được phân loại qua loa sau đó đem chôn, không được xử lý bằng hóa chất và không có hệ thống chống thấm nước rỉ rác. Ông Võ Thành Tín cho biết, rác thải sinh hoạt đem chôn không có hệ thống chống thấm nước rỉ rác, lâu ngày sẽ ngấm xuống các mạch nước ngầm rất nguy hiểm. Chị H., nhà gần bãi rác thải ở xã Quang Trung (huyện Thống Nhất) nói: "Cứ lâu lâu tôi lại thấy một xe chở rác ra đây đổ, không thấy chôn lấp và xử lý gì khiến mỗi khi mưa xuống, nắng lên mùi hôi bốc lên không thể chịu nổi".
Ngay tại huyện Nhơn Trạch, nơi có nhiều nhà máy, xí nghiệp và công nhân sinh sống, tình trạng rác thải sinh hoạt cũng chưa được thu gom xử lý một cách triệt để. Đi dọc một số tuyến đường chính như 25B vào trung tâm huyện dễ bắt gặp những bãi rác sinh hoạt khổng lồ nằm "chềnh ềnh" ngay cạnh đường đi chưa được thu gom xử lý triệt để, vừa gây ô nhiễm môi trường vừa làm mất mỹ quan.
Chúng tôi được biết, UBND tỉnh đã có phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch các khu xử lý rác sinh hoạt trên địa bàn Đồng Nai đến năm 2010. Theo đó, các huyện có khu xử lý rác thải sinh hoạt từ 10 - 30 hécta, đồng thời dự kiến mở rộng bãi rác sinh hoạt xử lý tập trung cho 2 huyện Long Thành và Nhơn Trạch lên đến 100 hécta. Thế nhưng trong nhiều năm tới, nếu việc thu gom rác thải sinh hoạt vẫn theo kiểu làm chôn lấp như hiện nay thì ô nhiễm mùi và nguồn nước vẫn còn tiếp tục xảy ra.
Trong hơn 250 khách tham dự hội thảo khoa học “Sơn nano composite từ vỏ trấu” do tập đoàn Kova tổ chức, có hai vị khách đến từ tập đoàn Grace Davision của Mỹ. Một vị là giám đốc tiếp thị và người còn lại là giám đốc kỹ thuật của vùng.
Một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã tìm ra phương pháp mới cho phép tách sắt khỏi quặng mà vẫn hạn chế được khí thải CO2.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 9/7, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự báo rằng vào năm 2050, năng lượng Mặt Trời có thể đáp ứng 16% nhu cầu toàn cầu về tạo nhiệt và làm lạnh.
Sở Tài nguyên và môi trường Đồng Nai cho biết, hiện nay mỗi ngày người dân toàn tỉnh thải ra trên 1.000 tấn rác sinh hoạt, thế nhưng các doanh nghiệp thu gom rác thải sinh hoạt chỉ được khoảng 700 tấn, còn lại trên 300 tấn đang được thải tự do ra môi trường. Lượng rác thải tự do này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhiều người dân.
Suy thoái kinh tế nghiêm trọng ở Mỹ đã khiến thị trường dành cho các loại nguyên liệu tái chế cũng khốn đốn theo
Nếu loại bỏ bóng đèn dây tóc, các nước thuộc Liên hiệp châu Âu (EU) sẽ tiết kiệm được khoảng 13 tỷ USD tiền điện mỗi năm và giảm được hơn 13 triệu tấn khí thải CO2.
Đó là sông Citarum ở Indonesia, một trong những con sông ô nhiễm nhất thế giới. Sông Citarum là con sông quan trọng của Indonesia, dài 160km, bắt nguồn từ tỉnh Tây Java.
Đại dương bao phủ 70% diện tích bề mặt trái đất chính là các “mỏ” năng lượng không bao giờ cạn. Đó là điều các nhà khoa học đưa ra tại Hội nghị LHQ lần thứ 14 về khí hậu diễn ra tại Poznan (Ba Lan) từ ngày 1 đến 12-12 với sự tham dự của khoảng 9.000 đại biểu từ 185 nước.
Hỏi: Ðề nghị Báo Nhân Dân cho biết quy định mới về đối tượng được áp dụng chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với việc đầu tư phát triển điện ở nông thôn, miền núi, hải đảo?
Ngày 1/12, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận mang tính thỏa hiệp về các quy định mới trong việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của các loại xe ô tô mới từ năm 2012.
Theo một kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu Chính sách công nghiệp, vào năm 2010, mức độ ô nhiễm môi trường tại Việt Nam sẽ tăng gấp 4 - 5 lần hiện nay.
Chuyện Apple, Samsung tự tạo ra sản phẩm riêng để thoát khỏi sự lệ thuộc vào cái bóng Google gợi mở cho ngành công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam suy nghĩ đến hướng tự tạo ra sản phẩm, những thương hiệu mới trong và ngoài nước, vượt khỏi cái bóng những người khổng lồ.
Doanh số máy tính cá nhân trên toàn cầu đã giảm quý thứ 5 liên tiếp, lâu nhất từ trước tới nay, do người tiêu dùng tiếp tục chuyển hướng sang các dòng máy tính bảng và smartphone trang bị màn hình cảm ứng.
Chỉ khoảng 2 năm trước, 99% các ứng dụng di động mà người dùng Việt sử dụng đều của nước ngoài thì hiện nay, với gần 10 triệu smartphones và 20 triệu thuê bao 3G, việc phát triển các ứng dụng di động đang trở thành xu hướng tiềm năng.
Smartphone ngày càng trở nên phổ biến trên khắp thế giới. Một trong những vấn đề lớn nhất mà mọi người dùng smartphone đều gặp phải là thời lượng pin dùng trên máy. Việc sạc điện cho pin mọi lúc mọi nơi đã thu hút được nhiều hãng công nghệ và cả các nhà sản xuất thời trang tham gia.
Tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Bộ Thông tin và Truyền thông, hôm 1/7, ông Tống Viết Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã đề xuất tăng giá cước 3G.
Một nghiên cứu mới do các nhà khoa học Mỹ thực hiện công bố trên tạp chí Y học hô hấp Lancet cho biết việc xem xét bộ gen của trẻ em có thể giúp xác định khi bước vào độ tuổi trưởng thành, chúng có nguy cơ bị mắc bệnh hen suyễn hay không.
Trước khi trở thành cái tên quen thuộc với nhiều người dùng Internet toàn cầu hiện nay, nhiều trang web nổi tiếng đã phải thay đổi tên miền theo hướng gọn nhẹ hơn, dễ nhớ hơn.
Hàm lượng công nghệ các ngành xuất khẩu của Việt Nam hầu như không thay đổi sau 10 năm. Vì thế, không có gì khó hiểu khi nước ta vẫn "trung thành" với chiến lược xuất khẩu nguyên liệu thô và nuôi giấc mơ công nghệ cao.
Hàn Quốc có được những thành tựu vượt bậc về phát triển kinh tế và khoa học công nghệ một phần là nhờ những định hướng đúng đắn từ rất sớm của Chính phủ Hàn Quốc trong thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Những chính sách đó rất đáng để chúng ta nghiên cứu và áp dụng.
Những ý kiến của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thống đốc Mitt Romney trên trang Tranh luận khoa học (ScienceDebate.org) phản ánh rất rõ khác biệt về chủ trương và chính sách khoa học công nghệ giữa 2 ứng cử viên Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới. Sau đây là lược thuật một số nội dung cơ bản.
Việc tìm hiểu, tham khảo những mô hình tiến bộ trong quản lý quỹ khoa học của quốc tế để áp dụng một cách phù hợp vào hoàn cảnh thực tế của Việt Nam là điều hết sức cần thiết. Bài viết này điểm qua một số so sánh giữa Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia (Nafosted) và Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ (NSF) trên các khía cạnh: tổ chức hội đồng, thẩm định đề cương, cơ chế tài chính, và đàm phán tài chính.
Hơn 70% số trận động đất mạnh nhất trên thế giới đều xảy ra dọc theo một đới xuyên lục địa được biết đến dưới tên gọi Vành đai lửa Thái Bình Dương, dài khoảng 40 nghìn km, chạy vòng quanh Thái Bình Dương. Việt Nam là một trong những quốc gia may mắn nằm ngoài vành đai lửa này, vì thế đến nay chúng ta chưa phải chịu những thiệt hại nặng nề do động đất gây ra như các nước: Nhật Bản, Indonesia, Philippines... những quốc gia nằm ngay trên vành đai lửa Thái Bình Dương.
Một vị khách đến gõ cửa nhà bà Mary Reeser - phụ nữ luống tuổi về hưu sống tại bang Florida, Mỹ. Mãi không thấy ai ra, bà gọi thêm người phá cửa. Trong nhà, trên chiếc ghế bành, chủ nhân đã cháy thành than, chỉ còn một bàn chân đi giày vải, xung quanh, đồ đạc hầu như vẫn nguyên vẹn…
Tòa án dân sự Paris vừa bác yêu cầu của luật sư Maurizio Liberati (Ý) về việc đòi giải tỏa khoản tiền 5,2 triệu Euro của Vietnam Airlines đang được giữ tại tài khoản của đoàn luật sư Paris.
Dự án xây dựng tuyến đường trục nối khu đô thị Lạch Tray - Hồ Đông rộng tới 100 m tại TP Hải Phòng được khởi công cách đây 5 năm vẫn đang “giậm chân tại chỗ”. Lý do được đưa ra là có tới 52/85 hộ dân không chịu bàn giao đất cho dự án trong khi quyết định cưỡng chế thu hồi đất đã được UBND quận Ngô Quyền ban hành.
Hawking & Mlodinow vừa công bố cuốn sách “The grand Design” (Cuộc đại thiết kế) trong đó các tác giả nêu lên nhiều quan điểm gây nên một làn sóng phản ứng gay gắt từ phía các nhà khoa học, triết học và thần học.
Không phải lúc nào những phát minh đặc biệt hữu ích cho đời sống cũng mang lại tiền bạc và danh vọng cho chủ nhân. Dưới đây là cái nhìn cận cảnh về một vài phát minh xuất sắc, đã và đang phục vụ cho hàng triệu người trên khắp thế giới, nhưng không thể đưa tên tuổi người sáng chế vào lịch sử hay trở thành tỉ phú!