Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Than sinh học có thể bảo vệ Trái đất?

Trong khuôn viên Đại học Georgia (UGA – Mỹ) có một chiếc máy có thể mang lại một trong những giải pháp cho các vấn đề “nóng” của nhân loại như năng lượng, sản xuất lương thực và biến đổi khí hậu toàn cầu.
  

                     Ảnh: CNN 

Đó là chiếc máy sản xuất ra “biochar” (than sinh học), loại than có độ xốp cao được làm từ chất thải hữu cơ. Theo Brian Bibens, kỹ sư của UGA, một trong những nhà khoa học đang nghiên cứu các phương pháp mới tái chế khí thải carbon, nguyên liệu làm biochar có thể là chất thải từ động vật, nông nghiệp và lâm nghiệp, chẳng hạn dăm gỗ, vỏ bắp, vỏ đậu phộng, thậm chí phân gà.

Bibens cho chất thải hữu cơ vào chiếc thùng kim loại hình bát giác và nung dưới nhiệt độ cao, đôi khi trên 5380C. Sau một vài giờ, rác hữu cơ chuyển hóa thành những cục than giống than đá (ảnh) mà nông dân có thể dùng làm phân bón. Than sinh học được nhiều nhà khoa học xem như “vàng đen” cho ngành nông nghiệp. Với hàm lượng carbon cao và đặc tính xốp, than sinh học có thể giúp đất giữ nước, dưỡng chất và bảo vệ vi khuẩn có lợi cho đất, qua đó góp phần tăng sản lượng cây trồng. Song song đó, biochar còn đóng vai trò như bể chứa carbon tự nhiên – cô lập và nhốt khí CO2 trong đất.


Biochar giúp làm sạch không khí bằng hai cách: ngăn chất thải hữu cơ thối rữa giải phóng khí CO2 có hại vào khí quyển, và cho phép cây trồng lưu trữ CO2, mà nó hấp thu từ không khí trong quá trình quang hợp, một cách an toàn. Theo nhà khoa học James Hansen của Cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia (NASA) của Mỹ, nếu cả thế giới sử dụng biochar, lượng khí CO2 phát thải vào khí quyển trong vòng 50 năm tới có thể giảm khoảng 8 phần triệu (ppm). Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Mỹ (NOAA), lượng khí carbon toàn cầu trong không khí gia tăng ở mức báo động kể từ thập niên 1980 – mỗi năm tăng thêm 1,5 ppm. Từ năm 2000 đến nay, lượng khí CO2 tăng phổ biến ở mức 2 ppm/năm.


Quá trình sản xuất biochar cũng có thể tạo ra những sản phẩm có giá trị k hác. Theo Eprida, công ty ở Georgia đang khai thác các ứng dụng công nghiệp của quá trình sản xuất than sinh học, những chất khí thoát ra trong quá trình nhiệt phân chất thải hữu cơ có thể được chuyển hóa thành điện năng, số khác có thể được cô đặc và chuyển thành xăng trong khi những phụ phẩm khác có thể ứng dụng trong ngành dược.

 

(Theo CTO/ CNN)

  • Phát hiện 3 ‘siêu trái đất’ có thể tồn tại sự sống
  • Kova biến vỏ trấu thành vàng
  • Tìm ra phương pháp luyện kim thân thiện môi trường
  • Con người sẵn sàng khai thác khoáng sản Mặt trăng
  • Năng lượng Mặt Trời đáp ứng tốt nhu cầu làm lạnh
  • Hai mỹ phẩm từ tế bào gốc do người Việt Nam chế tạo
  • Khu nông nghiệp công nghệ cao TPHCM: Cung không đủ cầu
  • Tận dụng nhiệt khí thải lò nung clinker phát điện
  • Nguồn nước Việt đang ẩn chứa nhiều rủi ro
  • Ô nhiễm nặng khu vực nhà máy tinh bột VEDAN
  • Đầu tư 750 tỷ USD để làm thế giới "xanh" hơn
  • Nhiên liệu sinh học từ... bã cà phê
  • Nước biển dâng thêm 20cm tại Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị