Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: Tăng cường phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

Nhằm gìn giữ môi trường bền vững, phòng ngừa những tác động xấu đối với môi trường và ứng phó kịp thời sự cố môi trường, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện một số công việc cấp bách.

 

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để ô nhiễm môi trường kéo dài

Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó tập trung vào các dự án đầu tư, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các làng nghề, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Ngành Công an cần đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép, nhất là việc vận chuyển qua biên giới các loại chất thải, rác thải, chất phóng xạ, lâm sản, các loài động vật hoang dã, quý hiếm. Không để các loại phương tiện cơ giới đã hết niên hạn sử dụng tham gia giao thông.

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất Chính phủ trình Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung một số quy định có liên quan của Bộ Luật Hình sự năm 1999 bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tiễn công tác bảo vệ môi trường hiện nay.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để kéo dài tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn, lĩnh vực do mình quản lý.

Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường

Thủ tướng yêu cầu, đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, nhất là trong thu gom, xử lý chất thải, đồng thời xây dựng cơ chế giám sát, kiểm tra về môi trường.

Kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không có hệ thống, phương tiện, biện pháp xử lý chất thải và có biện pháp khắc phục sự cố môi trường.

Tổng kiểm tra tình hình nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất công nghệ lạc hậu, phế liệu có khả năng gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Các cơ sở y tế có khả năng gây ô nhiễm môi trường sẽ được thanh tra, kiểm tra. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ các nguồn phóng xạ.

 

( Nguồn:Cổng TTĐT Chính phủ )

  • Phát hiện 3 ‘siêu trái đất’ có thể tồn tại sự sống
  • Kova biến vỏ trấu thành vàng
  • Tìm ra phương pháp luyện kim thân thiện môi trường
  • Con người sẵn sàng khai thác khoáng sản Mặt trăng
  • Năng lượng Mặt Trời đáp ứng tốt nhu cầu làm lạnh
  • Quan tâm phát triển năng lượng tái tạo
  • Phương pháp loại trừ asen ra khỏi nước sinh hoạt
  • Sản xuất bể xử lý nước thải bằng composite
  • Chế tạo nguyên liệu xử lý nước thải từ đất sét
  • Bóng đèn ozon vừa tiết kiệm điện vừa diệt khuẩn
  • Khí CO2 có thể trở thành nhiên liệu
  • Trung Quốc ứng dụng công nghệ chuyển hóa than thành dầu
  • Tái chế cao su phế thải thành dầu đốt công nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị