Trạm năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới có khả năng phát điện vào ban đêm vừa được hoàn thành tại nhà máy điện Gemasolar, Tây Ban Nha.
![]() |
Trạm năng lượng mặt trời này gồm 2.650 tấm gương Pannel ghép vòng tròn, trải rộng trên 185ha. Mỗi tấm gương hấp thụ 95% bức xạ từ ánh sáng mặt trời và nhiệt năng được truyền đến tâm của trạm để chuyển hóa thành điện năng.
Tháp năng lượng mặt trời được bao quanh bởi vô số gương, nằm ở giữa có nhiệt độ 900 độ C. Các gương được điều khiển bằng máy vi tính, chuyển động theo hướng mặt trời, tập trung bức xạ vào một trung tâm thu nhận ở đỉnh tháp. Ở đó, chất lỏng tuần hoàn (muối nóng chảy) được đun nóng để tạo ra hơi nước phát điện. Do muối chảy giữ nhiệt nên một phần nhiệt có thể giữ được để phát điện vào ban đêm.
![]() |
Thông thường, các trạm năng lượng mặt trời chỉ tỏa điện vào ban ngày khi đủ nhiệt. Tuy nhiên, ở trạm Gemasolar, các bể chứa hấp thu nhiệt năng có thể phát điện cho tới tận 3giờ sáng hôm sau, khi nhiệt độ trong không gian đã “mát”.
Theo tính toán, trạm sẽ sản xuất được 110GWh/ năm cung cấp điện cho 2.5000 ngôi nhà trong khu vực Andalucia ít nhất 270 ngày/ năm, gấp ba lần so với các nguồn năng lượng tái tạo khác.
![]() |
Đây là công trình hợp tác giữa công ty năng lượng Abu Dhabu Masdar và công ty kỹ thuật Tây Ban Nha SENNER thực hiện trong hai năm với tổng chi phí 260 triệu bảng Anh.
Hiện nay, SENER là công ty duy nhất trên thế giới phát triển và xây dựng tháp năng lượng mặt trời sử dụng chất lỏng tuần hoàn. Hoàn thành công trình phát điện bằng năng lượng mặt trời ở trạm điện Gemasolar là dấu mốc quan trong tiến trình phát triển của công ty.
(Theo Tienphong Online // Dailymail)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com