Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

10 đóng góp lớn nhất của Nasa cho toàn cầu

Nhân dịp ngày Trái đất, NASA đã tổ chức một cuộc bình chọn 10 thành tựu nổi bật của mình đối với việc quan sát toàn cầu trong 5 thập kỉ vừa qua, và dưới đây là những thành tựu nổi bật nhất.

1.GPS

Vệ tinh khoa địa động lực laser của NASA, Lageos I, được phóng vào năm 1976.


Theo NASA, hệ thống định vị toàn cầu hoạt động được là nhờ có rất nhiều dữ liệu liên quan đến Trái Đất.


“Những chuyến bay với vệ tinh sẽ không chính xác nếu thiếu những hiểu biết về hình dạng của Trái Đất và chuyển động của nó. NASA là đơn vị đi đầu trong công việc này với một mạng lưới toàn cầu các vệ tinh laser và các trạm thu phát GPS hoạt động hiệu quả chuyên thu thập những sự thay đổi trên bề mặt Trái Đất".


2.Chẩn đoán tầng ozone

Lỗ thủng tầng ozone tại Nam cực được vệ tinh của NASA thu được năm 2007


NASA đã tuyên bố rằng những vệ tinh và tàu vũ trụ đóng góp vai trò quan trọng trong việc tìm ra những bằng chứng rằng những hoá chất nhân tạo đang huỷ hoại tầng ozone.


“Các nhà khoa học hiện nay hiểu rất rõ thành phần của những hoá chất đang gây ra những huỷ hoại lớn lao đối với tầng ozone. Họ cần tìm ra biện pháp vá những lỗ thủng ở Nam cực“.


3. Dự báo thời tiết

Hình ảnh về cơn bão Katrina vào năm 2005. 


NASA đã đưa ra cái nhìn toàn cảnh về những thay đổi của thời tiết. Cơ quan hàng không vũ trụ Mĩ đã đóng góp quan trọng trong việc dự báo thời tiết 7 ngày trong tuần trong suốt 30 năm qua.


4.Theo dõi đại dương

Dòng biển nóng tại vịnh Mêhicô năm 2001.


NASA đã bắt đầu theo dõi nhiệt độ nước biển từ những năm 70 của thế kỉ trước. Với những dữ liệu thu được, các nhà quan sát đã nhận ra rằng hầu hết lượng nhiệt mà Trái đất toả ra được đại dương hấp thụ.


“Đây không phải là thông tin tốt. Đại dương mở rộng khi Trái đất nóng lên, kéo theo đó là mực nước biển tăng lên đáng kể”. NASA cảnh báo


5. Theo dõi những biến đổi của ô nhiễm môi trường

Vụ cháy rừng tại Alaska vào năm 2004


Mọi người thường coi ô nhiễm môi trường là một vấn đề địa phương. Nhưng những hình ảnh được chụp từ ngoài Trái Đất cho thấy ô nhiễm đang di chuyển qua các lãnh thổ quốc gia và qua cả đại dương.


“Vào năm 1980 bản đồ đầu tiên về nạn ô nhiễm tầng ozone được giới thiệu. Nó đã đưa ra cái nhìn về sự nguy hại đối với sức khoẻ, thu hút sự quan tâm về những ảnh hưởng của con người tới khí hậu.”


6. Xác định sự di chuyển của những tảng băng

 Tảng băng Larsen B ở Nam cực vào năm 2002


Vệ tinh của NASA đã chỉ ra rằng những tảng băng đang giảm dần về kích thước một cách đáng kể và những dòng sông băng đang dần tan chảy.


7. Đo “độ xanh”

Hình ảnh Tây bán cầu được chụp bởi ống kính mở rộng trên tàu vũ trụ của NASA.


Các thiết bị từ không gian giờ đây có thể đo lượng chất diệp lục có trong các loài thực vật: “Chúng ta có thể xác định được những thay đổi trong hệ sinh thái, như mùa phát triển của các loài thực vật, sự tăng lên và giảm đi của số lượng tảo có liên quan đến El Nino”- NASA tuyên bố.


”Ngoài ra chúng ta còn có thể nhận biết được vai trò của hệ sinh thái trong việc thu vào và thải ra khí CO2”.


8. Dự đoán sản lượng nông nghiệp

Hình ảnh cánh đồng ở Kansas vào năm 2001.


Cục khảo sát địa chất của Hoa Kì và NASA đã phát triển một thiết bị vệ tinh vào năm 1970 có khả năng vạch ra sản lượng nông nghiệp.


Công cụ này được sử dụng để tính toán sản lượng lúa mì, ngô, đậu tương và nhiều nông sản khác và dự đoán sự thiếu hụt trong sản lượng nông sản toàn cầu


9. Đo lượng nước

Hình ảnh về khu vực có mực nước biển cao và thấp (được đánh dấu bằng màu xanh và đỏ).


Sự dâng lên của nước biển giờ đây có thể được xác định từ ngoài không gian. Các vệ tinh có thể xác định mức nước dâng lên và hạ xuống theo thuỷ triều.


NASA đã nhận ra rằng mực nước biển đã tăng lên 3 lần trong thế kỉ vừa qua - việc này có ảnh hưởng rất lớn đến những thay đổi khí hậu trên toàn cầu.


10. Hạch toán mức di chuyển năng lượng trên toàn cầu

Một cơn bão có thể tác động hai chiều tới Trái đất: làm mát mẻ hơn (hình bên trái) bằng cách phản chiếu ánh mặt trời và làm nóng Trái đất (hình bên phải) bằng cách giữ nhiệt.


Thiết bị quan sát sự chuyển động của Trái đất có khả năng xác định dòng chảy của năng lượng ra và vào Trái đất.


“Chúng tôi đã đo được sự thay đổi của năng lượng mặt trời thâm nhập vào Trái đất và lượng năng lượng biến mất khỏi trái đất sau những vụ phun trào núi lửa. Nhờ việc phát hiện ra những nhân tố ảnh hưởng tới nhiệt độ Trái đất, chúng ta có thể tìm ra những biện pháp để giữ cho khí hậu ôn hòa.”


Theo Cnet

  • Gom tuyết mùa đông để làm mát nhà mùa hè
  • Khám phá bí mật đồng hồ sinh học của con người
  • 101 Câu hỏi hay nhất mọi thời đại
  • Các nhà khoa học Nga bác bỏ dự báo về “Ngày tận thế 22/9/2012”
  • 7 hiện tượng thiên nhiên độc đáo
  • Áp lực khiến loài người tiến hóa nhanh hơn
  • 101 Câu hỏi hay nhất mọi thời đại (Kỳ 17)
  • 101 câu hỏi hay nhất mọi thời đại (Kỳ 16)
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị