Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Báo cáo mới của Liên hợp quốc về thảm hoạ Chernobyl

Các chuyên gia hạt nhân, y tế và phát triển Liên hợp quốc hôm nay bắt đầu thảo luận bản báo cáo mới nhất về vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ngày 26.4.1986.

Hội nghị diễn ra trong hai ngày tại trụ sở Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) ở Vienna (Áo) sẽ xem xét 600 trang báo cáo do tám cơ quan của LHQ soạn thảo, trong đó có IAEA, UNDP và Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Theo các chuyên gia LHQ, số nạn nhân của thảm hoạ xảy ra cách đây 20 năm đến nay vào khoảng 4000 người, thấp hơn nhiều so với con số hàng chục nghìn người chết vì các bệnh ung thư do nhiễm phóng xạ được thông báo trước đây. Báo cáo mới đã dựa trên các nghiên cứu khoa học về ảnh hưởng phóng xạ từ các vụ nổ bom nguyên tử HiroshimaNagasaki.

Theo một báo cáo trước đây của UNDP, số nạn nhân chết do bị nhiễm phóng xạ trực tiếp ngay sau vụ nổ là 59 người, trong đó có 47 nhân viên cứu hộ. Hai người chết ngay trong vụ nổ và 28 người chết trong năm 1986. Vụ tai nạn đã hình thành một đám mây phóng xạ bao trùm một phần rộng lớn ở châu Âu.

Báo cáo mới cho biết, hơn 600 nghìn người đã bị nhiễm phóng xạ, trong đó có 200 nghìn binh sĩ và nhân viên dân sự được huy động tham gia cứu hộ khẩn cấp, các nhân viên của nhà máy điện và những người dân chung quanh. Báo cáo ghi nhận có 4000 người đã chết do ung thư tuyến giáp, hầu hết còn là trẻ em và thiếu niên khi xảy ra vụ nổ.

Năm 1997, Bộ trưởng Y tế Ucraine Andry Serdiouk tuyên bố, 12.519 người được cử tới Cherbobyl để xây tường bao bọc lò phản ứng và thu dọn khu vực tai nạn đã chết trong 12 năm sau thảm hoạ. Một nghiên cứu của Hội đồng châu Âu năm 1997 cho biết, gần ba triệu người đã bị nhiễm phóng xạ ở khu vực chung quanh.

Phát ngôn viên của IAEA, Melissa Fleming, cho biết hội nghị của LHQ là nhằm đạt được sự thống nhất các đánh giá về hậu quả của vụ nổ lò phản ứng số 4 của nhà máy điện nguyên tử Chernobyl.

Bản báo cáo mang tên "Hậu quả vụ Chernobyl đối với sức khoẻ, môi trường và kinh tế - xã hội" nhấn mạnh ảnh hưởng về sức khoẻ tinh thần của những người bị nhiễm phóng xạ. Theo báo cáo, những rối loạn tâm lý của bệnh nhân thể hiện dưới dạng "không tin vào tình trạng sức khoẻ của mình, quá lo ngại rằng không thể kéo dài sự sống".

Đối với tác động môi trường, báo cáo mới nhận định "mức độ phóng xạ đã trở lại mức bình thường, trừ khu vực cấm vào (30 km chung quanh lò phản ứng) vẫn ở mức cao". Các thiệt hại về môi trường trong báo cáo mới thấp hơn so với những ước tính trước đó.

Các chuyên gia bày tỏ lo ngại về sự xuống cấp của tấm che phủ bằng xi-măng xây chung quanh lò phản ứng có thể khiến rò rỉ các bụi phóng xạ. LHQ cũng lo ngại về nơi chứa chất thải hạt nhân.

Sắp tới, một tấm che phủ bằng thép sẽ được lắp đặt và hoàn thành vào năm 2008.

 

( theo Tạp chí hoạt động khoa học )

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị