Các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Brookhaven thuộc Bộ Năng lượng Mỹ đã phát triển một kỹ thuật “viết” bằng hoá học mới, cho phép tạo ra những nét “mực” với chiều rộng chỉ vài chục nanomet, hay 1 phần tỉ mét, và chiều dày không đến 1 nanomet.
Yuguang Cai, nhà vật lý tại Phòng thí nghiệm Brookhaven cho biết: “Phương pháp viết” mới này mở ra nhiều cơ hội mới cho việc tạo ra các mẫu vẽ nhiều lớp và các chi tiết trên bề mặt. Điều này có thể có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của các công nghệ nano bao gồm các mẫu trang trí nano...”.
Cai và đồng nghiệp gọi kỹ thuật này là “Bút điện tử in mạ nano” (Electro Pen Nanolithography). Họ đã quét một màng phân tử hữu cơ lên một ngòi bút thật mỏng bằng kim loại. Ngòi bút mang một điện áp tạo “sự oxy hóa” của khu vực quét gây một phản ứng làm thay đổi thành phần hóa học của màng. Chỉ một lần quét qua của cây bút, các phân tử “mực” hữu cơ được chuyển từ ngòi bút đến các vùng oxy hoá, tạo thành một đường cực mỏng.
Mỗi đường này chỉ dày bằng một phân tử, nhưng các nhà khoa học có thể tạo được những mẫu vẽ nhiều lớp bằng cách "viết" chồng lên mẫu vẽ đã tồn tại. Điều này giúp tạo ra những “phong cảnh” ba chiều nano. Ngoài ra, bằng cách chuyển dòng điện, họ có thể sử dụng ngòi viết như một chiếc máy scan bé xíu để “đọc” và tạo một hình ảnh của họa tiết vừa được khắc.
Các nhà khoa học hy vọng với các nghiên cứu sâu hơn, trong tương lai kỹ thuật này sẽ có khả năng “viết” những chất liệu sinh học phân tử, chẳng hạn protein trên các bề mặt. Những chất cặn protein nano này có thể dùng làm chất dò tìm sinh học.
( theo Tạp chí hoạt động khoa học )
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com