Vào ngày 20/1 vừa rồi, Per-Arne Mikalsen đã chụp được hình ảnh về một đợt phun cực quang rất lớn ở thị trấn Andenes, miền bắc Na-uy.
Bởi hoạt động của mặt trời đang tăng lên nên các tay "săn" cực quang có nhiều cơ hội để nhìn thất Ánh sáng phương bắc. Vào đêm 20/1, cực quang đã xảy ra với cường độ mạnh, kéo dài tới tận miền nam của Na-uy.
Một trong số những bức ảnh được Per-Arne Mikalsen chụp đã ghi lại được một "vật thể" không thể xác định. Dẫu rằng Mikalsen đã chụp được một số bức hình ở cùng một khu vực nhưng chỉ có duy nhất một tấm hình ghi lại được một vật thể bí ẩn màu xanh giống hình chiếc dù đang "treo" giữa dòng cực quang chính.
Ban đầu, vật thể này dường như đã dễ dàng bị bỏ qua, nhưng sau khi tiến hành nghiên cứu kỹ hơn, người ta nhận thấy, câu trả lời thật không đơn giản.
Dẫu rằng Mikalsen chẳng phải là người lạ với cực quang bởi ông đã làm việc cho một cơ quan phóng tên lửa trong nhiều năm. Ông đã chứng kiến hiện tượng cực quang với tất cả hình dáng và kích thước, nhưng ông chưa bao giờ nhìn thấy một cấu trúc nào có hình dáng như vậy treo lơ lửng trên bầu trời.
Theo Mikalsen, ngay khi ông đăng tải những bức ảnh chụp về cực quang của mình lên trang Spaceweather.com, ông đã nhận được rất nhiều thư từ khắp nơi trên thế giới gửi về đề nghị cung cấp thêm thông tin về vật thể bí ẩn trên.
Vậy vật thể bí ẩn đó là gì?
Truls Lynne Hansen, nhà khoa học hàng đầu tại Đài quan sát địa vật lý Tromso, ông nghi ngờ rằng vật thể bí ẩn đó có thể được giải thích bởi một lỗi kỹ thuật.
"Thông thường, những sai sót như vậy xuất hiện khi có một nguồn ánh sáng nhỏ và mạnh trong tầm nhìn, hoặc ít nhất là quá gần đến nỗi mà ánh sáng từ nó lọt được vào ống kính. Thêm vào đó, màu sắc của hiện tượng này trùng với màu sắc của cực quang, dòng ánh sáng cực quang xanh do sự ô-xi hóa nguyên tử. Vì vậy, hiện tượng này cũng có thể là hình ảnh của một cực quang thật hoặc là sáng sáng cực quang ở đâu đó trong vũ trụ", ông Hansen giải thích.
Hay nó là?
Hình dáng kết cấu của hiện tượng này, cộng với khoảng cách của nó từ bất cứ nguồn sáng nào, dường như đã cho thấy rằng đó không phải là vấn đề của thiết bị. Cũng chưa có một hiện tượng cực quang nào được biết đến mà có thể làm được điều này một cách tự nhiên. Vì vậy, hãy bỏ qua tranh cãi về "sự phản chiếu từ vũ trụ". Những gì chúng ta có trong vũ trụ có thể phản chiếu được ánh sáng xanh được sản sinh ra từ cực quang?
"Tôi đồng ý với Pal Brekkle, cố vấn cấp cao tại Trung tâm vũ trụ Na-uy rằng, sự phản chiếu từ vệ tinh là một ứng cử viên. Nó nhắc nhở về cái được gọi là "pháo sáng i-ri-đi" - sự phản chiếu của ánh sáng mặt trời từ những vệ tinh i-ri-đi có hình dáng thông thường", ông Hansen nói.
Các pháp sáng cực quang rất quen thuộc với các nhà thiên văn học. Khi một vệ tinh bay qua tầng trên, các điều kiện này có thể đủ để các tấm năng lượng mặt trời hoặc ăng-ten của vệ tinh phản chiếu áng sáng mặt trời xuống mặt đất. Kết quả này là một sự bùng nổ áng sáng trong thời gian ngắn, được gọi là "pháo sáng".
Mạng lưới các vệ tinh liên lạc i-ri-đi là nổi tiếng nhất với các pháo sáng, bởi chúng có 3 ăng-ten kích cỡ bằng cả cánh cửa hoạt động như các gương quỹ đạo. Tuy nhiên, cái khiến ông Hansen băn khoăn về thuyết pháo sáng vệ tinh là câu hỏi về cường độ ánh sáng của cực quang. Liệu ánh sáng từ một vùng cực quang lớn có đủ để chiếu đến một vệ tinh và xuất hiện như là một pháo sáng vệ tinh cực quang hay không? Và rồi quay trở lại để sản sinh ra một hình ảnh giống như hình dáng chiếc dù?
Dẫu rằng cần phải tiến hành nhiều nghiên cứu hơn nữa nhưng dường như có điều chắc chắn là Per-Arne Mikalsen đã may mắn chụp được một bức hình của một pháo sáng vệ tinh.
Những gì khiến phát hiện này thêm phần thú vị là từ trước tới nay chúng ta chưa bao giờ được nhìn thấy sự phản chiếu cực quang từ một vệ tinh.
"Tôi chưa từng nhìn thấy hoặc nghe thấy về một hiện tượng nào tương tự như vậy", ông Hansen nói.