Sự tàn phá rừng đã làm hé lộ một vòng tròn mà các nhà khoa học cho rằng, đó có thể là một núi lửa miệng phễu khổng lồ ở Trung Phi.
Với bề rộng 36-46km, vòng tròn này nằm ở Congo và có thể là một trong những cấu trúc lớn nhất kiểu này được phát hiện trong thập niên vừa qua.
Các nhà khoa học Ý cũng xem xét tới những nguồn gốc khác về vòng tròn này, nhưng cho rằng, những nguồn gốc này không chắc đã xảy ra.
Họ đã trình bày phát hiện của mình tại cuộc hội thảo khoa học về mặt trăng và hành tinh vừa được tổ chức tại Texas, Mỹ.
Hình dáng của vòng tròn có thể nhìn thấy rất rõ trong bức hình được Tập đoàn TerraMetrics chụp từ vệ tinh. Theo dữ liệu khoa học, chỉ có khoảng 25 miệng núi lửa như vậy trên trái đất có kích thước tương đương hoặc lớn hơn.
Giovanni Monegato, nhà khoa học thuộc Đại học Padova cho biết, miệng núi lửa này được phát hiện chỉ sau khi toàn bộ các cây trong khu vực bị triệt hạ trong suốt thập niên qua.
Sông Unia chảy xung quanh cấu trúc của vòng tròn, làm tăng thêm hình dáng tròn nhẵn của miệng núi lửa. Phần trung tâm của miệng núi lửa được đặt tên là Wembo-Nyama này thì không đều và cao hơn khoảng 550m.
Ảnh chụp từ vệ tinh miệng núi lửa ở Congo
Miệng núi lửa này thiếu một chóp ngoài, dẫu vậy, nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Padova vẫn cho rằng, điều này có thể giải thích bởi thời tiết khắc nghiệt và sự xói mòn trong điều kiện khí hậu nhiệt đới.
Các nhà khoa học cũng nói thêm rằng, hệ thống dẫn lưu trong vòng tròn tương tự với những hệ thống được tìm thấy ở các núi lửa miệng phễu cỡ lớn trong môi trường khí hậu ẩm ướt.
Ông Monegato cho biết, nhóm nghiên cứu sẽ đi tới khu vực này để nghiên cứu thực địa. Các nhà khoa học sẽ kiểm nghiệm các mẫu đá lấy từ vùng này để tìm ra các dấu hiệu liên quan đến các vụ va chạm vũ trụ. Những dấu hiệu này có thể bao gồm đá thạch anh - một dạng quặng xảy ra ở những nơi mà các khối đá bất ngờ bị va trúng bởi một lực cực lớn. Điều này chỉ có thể tìm thấy ở những khu vực nổ hạt nhân và các khu va chạm với hành tinh. Việc phát hiện ra những bằng chứng trên sẽ là yếu tố cốt yếu để xác nhận nguồn gốc va chạm.
Nếu vòng tròn ở Congo quả thực là một cấu trúc hình phễu thì các nhà khoa học ước tính rằng, nó có thể đã bị một khối đá vũ trụ có đường kính ít nhất 2km đâm vào.
Những nghiên cứu sâu hơn sẽ giúp đưa ra kết luận chính thức về tuổi của vòng tròn, nhưng nó chắc chắn phải xuất hiện vào thời hậu Kỷ Jura.