Các nhà lãnh đạo thế giới đã thực hiện được “một bước tiến lịch sử” trong việc đi đến một hiệp định chung để đối phó với hiện tượng biến đổi khí hậu nhưng cũng thừa nhận còn nhiều khó khăn phải vượt qua.
Tổng thống Obama tại COP 15 - Ảnh: SKYNEWS
Tổng thống Mỹ Obama cho biết các nước đã đạt được một sự đột phá “đầy ý nghĩa và chưa có tiền lệ” sau cuộc hội đàm tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu tại Copenhagen. Ông tuyên bố có những đồng thuận trong cuộc thảo luận của ông với những nền kinh tế mới nổi là Trung Quốc Ấn Độ Nam Phi và Braxin. Ông cũng thừa nhận chưa đạt được những ràng buộc về pháp lý song các nước cũng xác định lộ trình về lượng khí phát thải của họ. Theo ông đây là lần đầu tiên trong lịch sử mà tất cả nền kinh tế chủ yếu đã cùng hành động để đối phó với BĐKH. Ông kết luận: “Chúng tôi đã tiến được khá xa trong việc chống lại trái đất nóng lên nhưng những tiến bộ ấy vẫn chưa đủ”.
Thỏa thuận đạt được mà Tổng thống Obama đề cập chính là năm nước đã vạch ra những việc mình sẽ làm để giảm bớt tình trạng ô nhiễm làm trái đất nóng lên bằng với các chỉ tiêu cụ thể.
Một quan chức Mỹ cho hay: các nước đang phát triển lớn nhất này đều đồng ý giới hạn sự tăng nhiệt độ ở mức 2 độ C nhưng như vậy là chưa đủ để chống chọi với mối đe dọa về BĐKH toàn cầu song dù sai thì “đây cũng là một bước quan trọng đầu tiên”.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy chỉ ra rằng cần đạt được sự thỏa thuận trong đó các nước kể cả Trung Quốc phải cam kết bằng văn bản lượng phát thải cacbon dioxit vào tháng tới. Ông cũng nói tất cả các nước phải ký một kế hoạch cung cấp cho các nước đang phát triển một kinh phí 100 tỷ đôla (62 tỷ bảng Anh) và ông đề xuất sáu tháng sau Đức sẽ đăng cai một hội nghị mới tại Bonn để tiếp nối Hội nghị Thượng đỉnh Copenhagen này. Kết luận cuối cùng sẽ “chốt lại” bằng một hội nghị tại Mehico vào cuối năm 2010.
Nhà đàm phán hàng đầu của Trung Quốc là Xie Zhenhua cho rằng Hội nghị Thượng đỉnh tại Đan Mạch đã đạt được những kết quả tích cực trong khi người phát ngôn của tổ chức “Những người bạn của trái đất” (Friends of the Earrth) phê phán hiệp định này là một hiệp định “móm” (toothless ý nói bất khả thi). Ông nói: “Hiệp định không thể khống chế được mức tăng nhiệt độ là dưới 2 độ C là giới hạn để đưa những người nghèo nhất đến tình trạng chết đói”.
Biên tập viên chính trị của Tạp chí Sky Adam Boulton bình luận: "Chính Mỹ cũng thừa nhận là chưa đủ để chống lại sự BĐKH. Sở dĩ họ coi là “một bước đi lịch sử” chỉ vì họ đã lôi kéo được sự tham gia và hứa hẹn của toàn thế giới trong đó có Trung Quốc Ấn Độ và Mỹ những nước trước đây khăng khăng đứng ngoài mọi cam kết”.
Văn bản Hội nghị đã từ bỏ mục tiêu tiến tới một hiệp định về khí hậu mang tính pháp lý vào năm sau.
Những sự bất đồng về thời hạn và mức độ cắt giảm khí thải và tình trạng phát thải khí hiện tại của các nước đã đưa một số nước vào bế tắc. Trước đó ông Obama đã nói cơ hội để nhất trí vấn đề BĐKH toàn cầu đang “ở thời điểm quyết định”. Ông tuyên bố với các đại biểu:
"Vấn đề đặt trước chúng ta không mang tính chất của một thách thức nữa. Nó đòi hỏi chúng ta buộc phải đáp ứng” và nói tiếp:
"Trong khi hiện thực của BĐKH đã hết sức rõ ràng chúng ta cần trung thực và trách nhiệm vì cả thế giới đang nhìn vào chúng ta. Tôi nghĩ rằng khó thực tế đạt được một hành động chung” .
Ông bác bỏ những tuyên bố phủ nhận và bi quan bằng cách khẳng định: “Đây không phải viễn tưởng. Đây là khoa học” và "Sự BĐKH không lường trước được đặt ra trước chúng ta các nguy cơ không thể chấp nhận đối với nền an ninh của chúng ta các nền kinh tế của chúng ta và hành tinh của chúng ta”.
Trong buổi họp cuối cùng của Hội nghị Thượng đỉnh hầu hết lãnh đạo của 120 nước đều tham dự.
Một số người hy vọng Mỹ - một trong hai nước gây ô nhiễm lớn nhất - sẽ đặt ra mục tiêu giảm lượng khí thải ở mức 17% vào năm 2020 tương đương 4% của các nước châu Âu.
(Theo Vietnamnet)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com