Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện một đàn cá voi lưng gù đã chịu khó bơi đi xa đến hơn 8.200 km để tìm đến vùng nước dễ chịu hơn. Đây là chuyến di cư dài nhất từ trước đến nay do một loài động vật có vú thực hiện.
Cá voi lưng gù (tên khoa học là Megaptera novaeangliae) ở
Khám phá này được miêu tả chi tiết trên tạp chí trực tuyến Biology Letters vào ngày 3.4. Qua đó cũng giải thích điều gì khiến loài vật này thực hiện chuyến di cư vượt xích đạo và điểm đến cuối cùng của chúng trong mùa đông.
Kristin Rasmussen, một nhà sinh vật học ở Hiệp hội Cascadia Research Collective tại thủ phủ Olympia của bang Washington, Mĩ, và các đồng nghiệp đã nhận dạng bảy con cá voi lưng gù, trong đó có cả một đôi cá voi con đang bú mẹ. Họ đánh dấu nhận dạng chúng trên thùy đuôi như là dấu vân tay. Đàn cá này di cư từ vùng biển Nam Cực để trú đông tại biển Thái Bình Dương ở khu vực Trung Mĩ.
Các tác giả của nghiên cứu mới này cho biết, đàn cá này đã di chuyển trung bình 5.157 dặm (khoảng 8.300 km), vượt xa kỉ lục trước đây cũng do cá voi lưng gù lập nên là 4.970 dặm (Khoảng 8.000 km).
Nhà hải dương học Daniel Palacios tại NOAA’s
Và, các nhà nghiên cứu kết luận, chính những vùng nước ấm mới là nguyên nhân của những đợt di cư của cá voi, và cũng ảnh hưởng đến mật độ của chúng.
Rasmussen cho biết:” Điều này thực sự là rất thú vị, vì từ trước đến nay mọi người thường cho rằng cá voi lưng gù thường tìm đến những vùng nước ấm trong mùa đông, nhưng đây mới là lần đầu tiên chúng tôi thực sự có thể kiểm chứng trên phạm vi toàn cầu, và liên hệ đến những chặng di cư xa đến như vậy.”
Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh rằng những vùng nước ấm rất có lợi đến sự phát triển của cá voi con.” Những con non phải bú mẹ khi lớn lên trong môi trường nước ấm, khi trưởng thành sẽ có kích thước lớn hơn, và khả năng sinh sản cũng tốt hơn.”
(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com