Một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện công nghệ
Robot ốc sên được chế tạo nhằm khám phá và thể hiện các lý thuyết toán học để giải thích sự chuyển động của ốc sên và khả năng dính chặt vào tường ở tất cả các góc khác nhau.
Theo tạp chí tin tức khoa học Anh “The Nature”, khi thử nghiệm chế tạo robot ốc sên, các nhà khoa học hy vọng nó sẽ được ứng dụng trong ngành công nghiệp.
Để di chuyển về phía trước, một con ốc sên đất sử dụng khả năng co “chân” duy nhất của nó. Chân được gắn chặt với bề mặt bằng chất nhờn dính bí ẩn của ốc sên. Chúng co cơ chân từ phía sau, và đẩy phần còn lại về phía trước. Lớp chất nhờn giữ cho ốc sên dính chặt vào tường và chống lại sự trượt lại về phía sau. Khi áp lực tới phía trước chân, con ốc duỗi ra và di chuyển nhẹ về vị trí ban đầu phía trước và có thể di chuyển chậm ở mọi góc.
Các kỹ sư đã mô phỏng quá trình này. Họ đã tạo được loài di chuyển bằng bụng nhân tạo với năm phần di chuyển đựơc ở dưới. Mỗi phần được chuyển dọc theo một rãnh trên thân của động vật máy thân mềm. Sau khi tất cả những phần thân này di chuyển, toàn bộ thân robot cũng tiến về phía trước và mỗi phần thân lại quay về vị trí ban đầu.
Robot ốc sên đựơc thử nghiệm ở một nền nghiêng phủ 1,5mm chất nhờn Laptonite. Khi nhóm nghiên cứu tăng độ dốc, thiết bị vẫn tiếp tục di chuyển ngay khi mặt quay ngược xuống.
Theo ông Anette Hoso, trưởng nhóm kỹ sư chế tạo Robot ốc sên, nhóm nghiên cứu cũng phát triển lý thuyết toán học nhằm xác định độ nhớt tối ưu và các mức trọng lượng cho những con robot ốc sên. Những yếu tố này là quan trọng để xác định khả năng dính của con ốc sên trên bề mặt. Ông cho biết, các con ốc sên thế hệ mới sẽ bò nhanh hơn và thao tác dễ dàng hơn.
( theo Tạp chí hoạt động khoa học )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com