Hôm 5.8, 27 quốc gia Ấn Độ Dương đã quyết định thành lập hệ thống cảnh báo sóng thần, gồm mạng lưới phao và máy cảm biến dưới biển. Hệ thống phao và cảm biến này được phát triển ở Mỹ và đang được sử dụng tại Thái Bình Dương.
30 máy cảm biến này đủ nhạy để dò thay đổi nhẹ nhất trong áp lực của các cột nước rồi truyền thông tin tới phao trên mặt biển. Hệ thống sẽ hoạt động liên tục, đầy đủ từ tháng 7.2006 song 23 phao sẽ được lắp đặt vào tháng 12.2005. Hiện 6 phao đang hoạt động. Theo đánh giá của Neville Smith, Phó chủ tịch Uỷ ban hải dương liên chính phủ của Unesco, việc thiết lập hệ thống cảnh báo sóng thần và thoả thuận về cách triển khai nó ở Ấn Độ Dương là một bước tiến quan trọng.
Diễn đàn kéo dài ba ngày tại Australia, kết thúc vào hôm 5.8, cũng nhất trí sẽ thành lập 7 trung tâm cảnh báo sóng thần, chứ không phải một trung tâm như đề xuất ban đầu. Phao mặt biển sẽ truyền dữ liệu tới các vệ tinh và vệ tinh truyền thông tin cho các trung tâm cảnh báo để phân tích. Các trung tâm đó sẽ nằm ở Australia, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Iran và Pakistan. Sở dĩ có cả Iran và Pakistan tham gia là vì các nhà khoa học tin rằng một đường đứt gãy ở biển Ảrập có thể gây ra một trận sóng thần lớn ở đó.
Hiện có lo ngại rằng 7 trung tâm riêng rẽ, gửi cảnh báo tới các trung tâm cảnh báo quốc gia tại 25 nước, có thể gây hỗn loạn. Do vậy, đây là vấn đề lớn cần giải quyết. Hệ thống trên được thiết lập với sự ủng hộ của Unesco - tổ chức chính thức thành lập Nhóm điều phối liên chính phủ về hệ thống cảnh báo và giảm nhẹ sóng thần Ấn Độ Dương vào tháng 6.2005.
( theo Tạp chí hoạt động khoa học )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com