Theo như một nhóm các nhà khoa học biển quốc tế, những tuyên bố nói rằng các hàng rào cây cối ven biển có thể chặn được sức mạnh của một cơn sóng thần là sai và thật nguy hiểm.
Họ cho biết, có nhiều lý do cho việc giữ lại những gốc cây đước của thế giới, nhưng việc bảo vệ con người trước các cơn sóng thần thì không phải là một trong những lý do đó.
Vào đêm kỷ niệm trận sóng thần Boxing Day 2004, trận sóng thần gây tử vong cho 1/4 triệu người quanh vùng đông Ấn Độ Dương, các nhà nghiên cứu đã công bố một cảnh báo tới những dân cư ven biển và những chính phủ đặt niềm tin vào các hàng rào cây đước và cây vươn thẳng như là một phương tiện bảo vệ khỏi các cơn sóng lớn do động đất gây ra.
Tiến sỹ Andrew Baird của Trung tâm về nghiên cứu rặng san hô (ARC Centre of Excellence for Coral Reef Studies) và đại học James Cook giải thích, “Các nghiên cứu sau trận sóng thần được công bố với tuyên bố rằng tổn thất đối với các cộng đồng ven biển ít đi ở những nơi mà có một hàng rào cây hay thực vật ven biển”.
“Kết quả là, đang có rất nhiều cây trồng ở các khu vực ven biển bị ảnh hưởng bởi sóng thần này, với hy vọng là việc trồng cây này sẽ bảo vệ các cư dân vùng ven biển trong tương lai khỏi sóng thần”.
“Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ chú ý vào sự có mặt và thiếu vắng thực vật, mức độ tổn thất và không tính đến những yếu tố quan trọng khác, như là khoảng cách của một làng tới bờ biển, độ cao của làng so với mực nước biển hay hình dạng của đáy biển trong việc tập trung sức mạnh sóng thần”.
Nghiên cứu của Alexandre Kerr từ đại học Guam, tiến sỹ Baird, Ravi Bhalla và v. Srinivas từ Foundation of Ecological Research (Quỹ nghiên cứu thực vật), Advocacy and Learning India kết luận rằng, không có bằng chứng cho thấy các vành đai cây ven biển có thể có tác dụng lớn bảo vệ chống lại sóng thần, hay đối với vấn đề sóng dâng lên do lốc xoáy, như là sóng dâng lên sau lốc Nagris ở Myanmar đầu năm nay và đã giết chết trên 150.000 người.
Kết quả là, họ cảnh báo rằng thật sự rất nguy hiểm khi trông cậy chỉ vào việc trồng cây để che chắn, bảo vệ dân cư ven biển khi có sự cố sóng thần tương lai hay các cơn sóng lớn và việc làm như thế có thể dẫn đến những thảm họa trong tương lai.
Nhóm cho biết, các phát hiện có những gợi ý chính cho việc bảo vệ nhân dân và việc tổ chức khi có tình huống khẩn cấp, chi phí của việc cải tạo các khu vực bị ảnh hưởng và việc giảm thiểu tử vong và tổn thất mà những khu dân cư nghèo nhất phải hứng chịu trên thế giới.
Baird giải thích “Ý tưởng là việc trồng các vành đai cây xanh có thể vừa bảo vệ khu dân cư ven biển và cải thiện môi trường sống của họ ngày càng được chấp nhận rộng rãi. Kết quả là, nhiều chính phủ, các cơ quan cứu nạn và các nhà khoa học đang xúc tiến một cách rất tích cực”.
“Tuy nhiên, điều này có thể khiến các dân cư này phải chịu những rủi ro trong tương lai. Các cây đước nên được bảo vệ vì giá trị bảo tồn môi trường thiên nhiên của chúng, vì hàng hoá và dịch vụ mà chúng mang đến cho con người thậm chí nếu chúng không bảo vệ các dân cư ven biển khỏi các biến cố thiên nhiên”.
“Trong các lần thăm của tôi đến các khu vực bị sóng thần tàn phá, tôi thấy những nơi có thực vật nhiều nhưng không có khả năng bảo vệ chống lại sức mạnh của đại dương, và điều này làm cho chúng ta phải kiểm tra giả định sâu hơn nữa”.
Để khám phá đầy đủ cái gì dẫn đến lũ sau sóng thần như là sóng thần Boxing Day và các con sóng dâng lên như những con sóng theo sau các lốc xoáy ở Úc mỗi năm, một phân tích có cơ sở thống kê và rộng cần phải được thực hiện với tất cả các yếu tố làm cho các con sóng vào bờ.
Đó là chiều cao của khu dân cư so với nước biển, khoảng cách của nó, hình dáng của đáy biển và các cách dử dụng đất địa phương. Những yếu tố này làm cho việc dự đoán sự tàn phá của sóng thần một cách chính xác càng khó khăn hơn-là một vấn đề đòi hỏi phân tích nghiêm ngặt nhiều yếu tố và sự tác động lẫn nhau của chúng.
Trong khi chờ đợi, có nhiều điều cần phải làm để hạn chế tổn thất về người trong tương lai. Cụ thể là, các hệ thống cảnh báo sớm cần được lắp đặt, dân cư phải được dạy về việc nhận ra các dấu hiệu của một cơn sóng thần sắp sảy ra và các kế hoạch tản cư cần được chuẩn bị và huấn luyện. Tất cả những sự chuẩn bị này đã có ở Nhật và cần phải được coi là một tấm gương cho toàn thế giới.
(theo scienceblog - Theo Sở KHCN Đồng Nai )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com