Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Châu Á chiêm ngưỡng nhật thực “cả đời mới có một lần”

Sáng qua 22-7, hàng triệu người dân châu Á đã được chứng kiến nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21, hiện tượng Mặt trăng che khuất hoàn toàn Mặt trời khi đạt cực đại kéo dài tới 6 phút 39 giây khiến nhiều khu vực rộng lớn ở Ấn Độ và Trung Quốc trong phút chốc chìm vào bóng tối. Hòa trong đám đông ngước mắt chiêm ngưỡng hiện tượng nhật thực “cả đời mi có một lần” này còn có không ít các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới.

Khu vực phía Đông Ấn Độ là nơi đầu tiên quan sát được nhật thực toàn phần vào lúc 00:53 GMT (07:53 giờ Việt Nam). Sau đó, “quái vật” (từ gọi của một chuyên gia thiên văn người Mỹ) bắt đầu chu du khắp Ấn Độ, tới Nepal, Myanmar, Bangladesh, Bhutan, Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Bình Dương. Địa điểm sau cùng có thể nhìn thấy được nhật thực trên đất liền là hòn đảo Nikumaroro thuộc đảo quốc Kiribati ở Nam Thái Bình Dương. Đến 04:18 GMT (11:18 giờ Việt Nam), chiếc bóng của Chị Hằng không còn che khuất Mặt trời. Ngoài các nước vừa kể, hầu hết phần còn lại của châu Á chỉ quan sát được nhật thực một phần.

Tuy nhiên, sáng qua mây mù dày đặc, bầu trời u ám và thậm chí mưa ở nhiều nơi, trong đó có Cần Thơ (Việt Nam), khiến không ít người thất vọng vì bỏ lỡ cơ hội nhìn ngắm hiện tượng kỳ thú của vũ trụ mà phải đợi đến 123 năm nữa mới lặp lại. Hàng ngàn người kéo đến làng Taregna ở Ấn Độ, vị trí quan sát rõ nhất, cũng “bất mãn” vì mây mù che khuất tầm quan sát nhật thực.

Trong khi đó, nhóm 10 khoa học gia của Viện Vật lý Vũ trụ Ấn Độ và Không quân Ấn Độ cùng khoảng một chục du khách đã may mắn được nhìn cận cảnh và quay phim nhật thực toàn phần từ trên máy bay ở độ cao 12.500 m. Theo giới thiên văn, nhật thực ngày 22-7-2009 ở châu Á là kỳ nhật thực toàn phần dài nhất kể từ ngày 11-7-1991, khi đó thời gian Mặt trăng “ăn” Mặt trời kéo dài 6 phút 53 giây. Phải đợi đến năm 2132, nhân loại mới có cơ hội quan sát nhật thực toàn phần kéo dài hơn đợt nhật thực hôm qua. Được biết, nhật thực toàn phần lần tới sẽ xảy ra vào ngày 11-7-2010 và chỉ khu vực Nam bán cầu mới quan sát được.

VIỆT QUỐC (Theo BBC, AP) 

Cảnh sát Ấn Độ cho biết một tai nạn thương tâm đã xảy ra bên bờ sông Hằng do đám đông 2.500 người đứng xem nhật thực, không biết vì lý do gì, xô đẩy giẫm đạp lên nhau, khiến một bà cụ 65 tuổi thiệt mạng và 6 người khác bị thương. Trong ảnh:Quang cảnh xem nhật thực ở bên bờ sông Hằng trước khi xảy ra tai nạn.(Theo AP)

(Theo Cần Thơ online)

  • Quần áo kiêm camera chụp ảnh
  • Nhật muốn chế tạo robot côn trùng
  • Những chiến binh đặc biệt
  • Máy bay lên thẳng siêu mini PD-100 Black Hornet
  • 10 điều thú vị trong cuộc đổ bộ đầu tiên lên mặt trăng
  • Sự sống trên trái đất bắt đầu từ vũ trụ?
  • Hoàn thành “chuyến bay” thử nghiệm lên Sao Hỏa
  • Bê tông từ trấu có thể giảm phát thải khí nhà kính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị