Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công nghệ địa kỹ thuật giảm nhiệt độ Trái Đất

Bơm lượng lớn lưu huỳnh vào tầng bình lưu làm phân tán bức xạ Mặt Trời và lượng nhiệt Mặt Trời truyền xuống Trái Đất cũng ít hơn. - tinkinhte.com
Bơm lượng lớn lưu huỳnh vào tầng bình lưu làm phân tán bức xạ Mặt Trời và lượng nhiệt Mặt Trời truyền xuống Trái Đất cũng ít hơn. (Ảnh: iStockphoto)
Trong nỗ lực làm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính khiến khí hậu toàn cầu ấm lên, các nhà khoa học đang chú trọng nghiên cứu các công nghệ làm mát Trái Đất.

Đây cũng là vấn đề hàng đầu của chương trình nghị sự tại Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đang diễn ra tại Copenhagen, Đan Mạch.

Một số nhà nghiên cứu hiện đang xem xét một phương pháp tiếp cận triệt để làm mát Trái Đất, bằng cách điều chỉnh môi trường toàn cầu trên quy mô lớn bằng công nghệ địa kỹ thuật.

Có hai loại công nghệ địa kỹ thuật: công nghệ hút trực tiếp lượng khí cácbon vượt mức giới hạn ra khỏi bầu khí quyển và công nghệ làm mát Trái Đất bằng phương pháp bức xạ một phần năng lượng Mặt Trời.

Phương pháp bức xạ năng lượng Mặt Trời đã thu hút nhiều sự chú ý vào năm 2006 khi giáo sư Paul Crutzen, chuyên gia nghiên cứu tầng ôzôn, nhà khoa học đạt giải Nobel hòa bình, cho rằng con người có thể chống lại hiện tượng khí hậu toàn cầu ấm lên bằng cách bơm trực tiếp một lượng lớn lưu huỳnh vào tầng bình lưu của Trái Đất.

Ý tưởng này mô phỏng hiệu ứng xảy ra khi núi lửa phun trào, lượng lưu huỳnh phóng vào tầng bình lưu của Trái Đất làm phân tán bức xạ Mặt Trời và lượng nhiệt Mặt Trời truyền xuống Trái Đất cũng ít hơn.

Một số người ủng hộ phương pháp loại bỏ khí thải khỏi bầu khí quyển, trong đó sử dụng sắt để kích thích sự tăng trưởng của các loài sinh vật phù du hấp thụ khí cácbon trong đại dương.

Một phương pháp khác có thể hấp thụ và tách cácbon ra khỏi bầu khí quyển là sử dụng than nhiệt phân. Phương pháp này là sử dụng thực vật hấp thụ cácbon theo quy trình quang hợp trong tự nhiên, sau đó đột thực vật trong môi trường không có ôxy để tạo ra loại than nhiệt phân có thể trộn lẫn với đất. Bằng cách đó, than nhiệt phân có thể hập thụ cácbon, sản sinh ra năng lượng và làm cho đất màu mỡ.

Các thử nghiệm của một số nhóm nghiên cứu quốc tế trong hơn 15 năm qua cho thấy trong điều kiện phù hợp, các phương pháp địa kỹ thuật hoàn toàn khả thi về phương diện khoa học.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn nếu áp dụng công nghệ địa kỹ thuật, vì vậy cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu về công nghệ cũng như những nguy cơ có thể nảy sinh trước khi tính toán chi phí kinh tế cho loại công nghệ này.

Giáo sư Matthew England, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu thuộc Đại học New South Wales tán thành công nghệ địa kỹ thuật là một trong những giải pháp cho hiện tượng biến đổi khí hậu, song cảnh báo con người không nên quá hy vọng vào giải pháp này.

Ông nhấn mạnh: "Nếu con người không chú tâm vào trọng trách giảm lượng khí thải, thế giới sẽ rơi vào thảm họa"./.

 (TTXVN/Vietnam+)

  • Hé lộ bí mật về tỷ lệ vàng
  • Trung Quốc tìm thấy mộ của Tào Tháo
  • Có một hành tinh giống Trái Đất gần Hệ Mặt Trời
  • Hàng trăm cá voi mắc cạn tại New Zealand
  • Bộ quần áo rôbôt cho nông dân
  • Côn trùng nhỏ phát triển bộ nhớ dài hạn
  • Chế tạo mới về kính chống nổ
  • Lõi Trái đẩy cực từ Bắc dịch chuyển 60 km mỗi năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị