Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đánh lừa côn trùng để bảo vệ mùa màng

Các nhà khoa học Anh đã phát hiện ra những phân tử mà họ hy vọng có thể đánh lừa thính giác của côn trùng, qua đó bảo vệ cây trồng cũng như mùa màng.

 

Các nhà nghiên cứu Anh cho rằng biện pháp này có thể giảm thiệt hại mà côn trùng gây ra cho mùa màng và giúp đảm bảo vững chắc hơn an ninh lương thực, khi mà hiện nay hàng năm gần 1/4 mùa màng trên thế giới bị thiệt hại do sâu bệnh.

Nhà nghiên cứu hàng đầu, Tiến sĩ Antony Hooper thuộc Rothamsted Research, một viện nghiên cứu trực thuộc Hội đồng nghiên cứu sinh vật học và công nghệ sinh học (BBSRC), đơn vị tài trợ cho dự án, cho biết phương thức để côn trùng phát hiện ra nhau cũng như phát hiện ra thực vật mà chúng ký sinh là thông qua mùi vị, hay chính xác hơn là xác định các tín hiệu hóa chất - pheromone.

Côn trùng ‘ngửi” hóa chất bằng râu. Hóa chất dính vào râu của côn trùng và sau đó được gắn với một loại protein gọi là protein xác định chất thơm (OBP). Nhờ OBP, côn trùng có thể thay đổi phương thức hoạt động, phản ứng với mùi mà nó xác định được, ví dụ như bay đến đậu trên cây trồng hay nhập đàn với các côn trùng khác.

Tiến sĩ Hooper và nhóm nghiên cứu của ông đã nghiên cứu một OBP của bướm tằm Bombyx để xem xét cách thức OBP tương tác với pheromone. Họ cũng thử nghiệm cách thức OBP tương tác với các phân tử khác tương tự nhưng không hoàn toàn giống pheromone.

Tiến sĩ Hooper cho biết: “Sau khi hiểu bản chất của tương tác, chúng tôi đã phát hiện những hợp chất hóa học khác có thể dính chắc vào OBP còn hơn cả pheromone. Chúng tôi có thể sử dụng những hợp chất này, hoặc hợp chất tương tự, để ngăn côn trùng xác định tín hiệu hóa chất - bằng cách tạo ra mùi theo ý muốn. Khi đó côn trùng, do bị đánh lừa, sẽ không tập trung phá hoại cây trồng hoặc xác định được đồng loại để giao hợp, và nhờ đó có thể làm giảm thiệt hại cho mùa màng”.

Tuy nhiên theo tiến sĩ Hooper vẫn còn rất nhiều việc phải làm bởi các nhà nghiên cứu muốn thử nghiệm ý tưởng này cho những côn trùng chính phá hoại mùa màng.

Tiến sĩ Hooper cũng cho biết có thể áp dụng ý tưởng mới với các loài côn trùng truyền bệnh cho người như ruồi nhiệt đới châu Phi hay muỗi./.
 
Lan Khanh/Gizmag (Vietnam+)

 

  • Trung Quốc hoàn thành bản đồ Mặt Trăng 3D
  • Những vật liệu làm thay đổi cuộc sống
  • Robot giúp việc gia đình có thể là… nội gián
  • Dấu chân khủng long khổng lồ
  • Phát hiện hơn 100 quả trứng khủng long ở Ấn Độ
  • Ngôi nhà của tương lai
  • Chế tạo bóng đèn từ ADN
  • Hình ảnh đầu tiên trong nguyên tử Carbon
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị