Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đổ sắt xuống biển để giảm khí thải CO2

Các nhà khoa học Anh đang chuẩn bị thực hiện một dự án thí nghiệm mang tính đột phá - “đổ sắt xuống biển” - với hy vọng sẽ giảm được lượng khí thải CO2 trong bầu khí quyển Trái đất. Các nhà khoa học tại Trung tâm Hải dương học Quốc gia thuộc Đại học Southampton, Anh sẽ sử dụng tàu biển và máy bay để rải dung dịch sunphát sắt (FeSO4) trên diện tích 10.000km² ở các vùng biển Nam cực trong vòng 5 năm.

Lượng sunphát sắt khoảng 600 tấn/năm này sẽ kích thích sự phát triển của các loại tảo, để trong quá trình sinh trưởng chúng sẽ hấp thụ khí CO2 – thủ phạm gây ra tình trạng hiệu ứng nhà kính. Khi các loại vi thực vật này chết đi, chúng sẽ chìm xuống và lưu giữ khí CO2 dưới đáy đại dương trong vòng hơn 50 năm.

Theo các tính toán khoa học, dự án trị giá khoảng 70 triệu bảng Anh này có thể giúp hấp thụ hàng tỷ tấn khí CO2 mỗi năm, tương đương với 12% tổng lượng khí thải CO2 do con người tạo ra. Các doanh nghiệp rất ủng hộ dự án này, bởi nó kinh tế hơn nhiều so với giải pháp cắt giảm lượng khí CO2 thải vào môi trường.

Chôn CO2 có thật sự an toàn?

“Giấc mơ” hạ nhiệt Trái đất bằng cách lưu trữ khí CO2 dưới đáy biển hay lòng đất đang bị phủ một bóng đen bởi nỗi lo việc rò rỉ khí thải từ những hầm chôn khí. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature Geoscience ngày 27-6 cho biết, với CO2 được “vùi” dưới biển, nguy cơ các dòng hải lưu và bão đưa thủ phạm chính gây ra hiệu ứng nhà kính trở lại bầu khí quyển là khá cao.

Hơn thế nữa, theo Giáo sư Gary Shaffer của Trung tâm khoa học về hệ thống Trái đất Đan Mạch tại Humlebaek (Đan Mạch), quá trình axít hóa đại dương cũng tăng đáng kể bởi lượng khí CO2 rò rỉ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi thức ăn của các loài cá.

Việc chôn dưới lòng đất có thể là lựa chọn khả dĩ hơn nhưng với điều kiện lượng khí rò rỉ ở mức cho phép (ít hơn 1% trong vòng 1.000 năm) và hầm chứa khí không bị phá hủy bởi các trận động đất hay những vận động địa chất.

Nếu hầm chứa khí không được đảm bảo an toàn trong hàng chục ngàn năm, các thế hệ sau này sẽ phải đối mặt với thảm họa tương đương như chất thải hạt nhân.

(Theo SGGP Online)

  • “Siêu nhân” Tây Tạng
  • Tiêm chủng bằng miếng dán vaccine
  • Tàu biển thân thiện môi trường
  • NASA phát hiện khoảng 25.000 tiểu hành tinh mới
  • Phát hiện các phân tử cácbon lớn nhất trong vũ trụ
  • Phát hiện ngôi sao sáng gấp 20 triệu lần mặt trời
  • Vụ nổ vũ trụ lớn nhất từ trước đến nay
  • Tìm thấy con tàu mất tích hơn 150 năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị