Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giảm nỗi đau của nhân loại

Hội đồng Nobel Hóa học cho rằng các nghiên cứu về ribosome giúp bào chế các kháng sinh mới, góp phần cứu mạng sống và giảm nỗi đau của nhân loại
 
Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển hôm 7-10 đã quyết định trao giải Nobel Hóa học 2009 cho hai nhà khoa học Mỹ là ông Venkatraman Ramakrishnan, ông Thomas A. Steitzvà một nhà khoa học Israel là bà Ada E. Yonath cho những nghiên cứu nhiều ứng dụng thực tế của họ về cơ cấu và chức năng của ribosome.



Ba người đoạt giải Nobel Hóa học 2009 (từ trái sang phải): Venkatraman Ramakrishnan,
Thomas Steitz và Ada Yonath. Ảnh: REUTERS

Sơ đồ ribosome ở cấp độ nguyên tử

Theo trang tin Nobelprize.org, Hội đồng Giải Nobel Hóa học đã đánh giá công trình của các nhà khoa học này tạo cơ sở cho nhận thức khoa học mới của sự sống về mặt lý thuyết và từ đó giúp nghiên cứu bào chế các loại kháng sinh mới. Ribosome sản sinh protein như haemoglobin; kháng thể của hệ miễn dịch; các hormone như insulin và các enzym ... Có hàng chục ngàn loại protein trong cơ thể với hình dạng và chức năng khác nhau. Nhiều loại kháng sinh hiện nay trị bệnh bằng cách ngăn cản chức năng hoạt động của ribosome bị nhiễm khuẩn. Không có sự hoạt động của ribosome, vi khuẩn không thể tồn tại. Điều đó có thể giải thích tại sao ribosome đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu phát triển nhiều loại kháng sinh mới. Giải thưởng năm nay ghi nhận công lao của ba nhà khoa học đã giúp cho biết ribosome trông như thế nào và chức năng hoạt động của chúng ra sao ở cấp độ nguyên tử. Cả ba cùng sử dụng phương pháp được gọi là tinh thể học tia X, vẽ nên sơ đồ vị trí của hàng trăm ngàn nguyên tử hình thành nên ribosome.

Phụ nữ thứ tư giành giải Nobel Hóa học

Giáo sư Venkatraman Ramakrishnan sinh tại Tamil Nadu (Ấn Độ) vào năm 1952 nhưng có quốc tịch Mỹ và hiện là trưởng nhóm nghiên cứu trong lĩnh vực sinh học cấu trúc tại phòng thí nghiệm sinh học phân tử của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa tại Cambridge (Anh). Ông đậu tiến sĩ năm 1976 tại Đại học Ohio, Mỹ. Ông nổi tiếng do công trình xác định cấu trúc 3 chiều dưới phân tử của ribosome và mối liên hệ phức tạp của chúng với thuốc kháng sinh. Hãng tin AP dẫn lời ông Ramakrishnan nói rằng khi ông nhận được điện thoại thông báo tin vui, ông không tin là sự thật. Ông nói: “Bạn biết không, tôi nghĩ đó là trò đùa tinh vi vì bạn tôi cũng có khi đùa như vậy”.

Giáo sư Thomas A. Steitz sinh năm 1940 tại thành phố Milwaukeee, bang Wisconsin. Ông là giáo sư thực thụ về sinh vật lý và sinh hóa học phân tử tại Viện Y khoa Howard Hughes của Đại học Yale. Trước đó, ông tốt nghiệp tiến sĩ sinh vật lý và sinh hóa học phân tử tại Đại học Harvard hồi năm 1966.

Nữ giáo sư Ada E. Yonath là người phụ nữ thứ tư giành được giải Nobel Hóa học. Bà Yonath sinh năm 1939 tại Jerusalem trong một gia đình theo Do Thái giáo. Bà tốt nghiệp cử nhân (năm 1962) và cao học về sinh hóa tại Đại học Hebrew ở Jerusalem, lấy bằng tiến sĩ về tinh thể học tia X tại Viện Khoa học Weizmann (năm 1968) tại Israel và nhận học vị sau tiến sĩ của một số trường đại học ở Mỹ. Năm 2006, bà Yonath cùng với nhà khoa học George Feher đã nhận được giải thưởng Wolf về hóa học do những phát hiện đầy tài năng về cấu trúc của cơ chế ribosome cấu tạo dạng chuỗi và xử lý tổng hợp hình ảnh. Khi được thông báo đoạt giải, bà Yonath bày tỏ sự vui mừng và nhận định về công trình này: “Tôi thật sự sung sướng... Tôi nghĩ rằng thật là kỳ diệu. Chúng ta vẫn còn chưa biết nhiều điều nhưng chúng ta đã tiến bộ rất nhiều”. Tuyên bố của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển nhận xét: “Các mô hình này được các nhà khoa học sử dụng để bào chế kháng sinh mới, trực tiếp góp phần cứu mạng sống và giảm nhẹ nỗi đau của nhân loại”.

 

(Theo Trúc Lâm // Người lao động online)

  • Nước trên mặt trăng có ý nghĩa gì ?
  • Chông chênh đường trở lại mặt trăng
  • Chú khỉ có hai mẹ một cha
  • Những chuyện khó tin về cha đẻ thuyết tiến hóa Charles Darwin
  • SpaceLiner: Từ châu Âu sang Australia chỉ mất 90 phút
  • Chuyện xưa, chuyện nay về chiếc mặt nạ phòng độc
  • Cây biến đổi gen GM
  • Nuôi cấy thịt gia súc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị