Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kính thiên văn mới lộ diện các ngôi sao hàng xóm 'tàng hình'

Các nhà khoa học tuyên bố kính thiên văn Wide-field Infrared Survey Explorer (WISE) của NASA cho phép nhìn thấy các ngôi sao gần kề với hệ mặt trời, mà trước đây “tàng hình” với chúng ta.

Trong kế hoạch tạo lập một quan sát tổng thể về vũ trụ, tàu vũ trụ chuyên chụp ảnh bầu trời WISE (viết tắt của từ Nhà thám hiểm lập bản đồ dùng hồng ngoại trong phạm vi rộng) đã "ngốn" 320 triệu USD để chụp toàn bộ bầu trời đêm, trong đó, một nửa là các bức ảnh hồng ngoại.

Mặc dù hàng trăm triệu USD đã được chi cho các nghiên cứu và các công nghệ tốt nhất, nhưng các nhà thiên văn vẫn không thể “trông thấy” được hàng nghìn ngôi sao "hàng xóm" vì chúng quá lạnh và tối để phát ra bất kỳ ánh sáng rõ rệt nào.

NASA tuyên bố, kính thiên văn mới của họ sẽ ở trên quỹ đạo trong khoảng 9 tháng và lần đầu tiên, nó sẽ giúp nhận biết các ngôi sao, tiểu hành tinh, đám mây bụi và sao chổi mà trước kia chúng ta không nhìn thấy được. Điều này sẽ phục vụ đắc lực trong nghiên cứu và trong công việc liệt kê danh mục các đối tượng có thể gây ra nguy hiểm cho Trái Đất.

Một vài nhà khoa học tin rằng, thậm chí WISE còn có thể phát hiện ra một vài hành tinh khí khổng lồ ở bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Peter Eisenhardt, nhà khoa học làm việc tại Phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA ở Pasadena, Califfornia, Mỹ, cho biết: “Điều chúng tôi đang làm là mở bầu trời ra theo cách mà trước đây không thể”.

 

WISE sẽ được phóng lên vào thứ hai tuần sau sẽ giúp các nhà khoa học nhận biết thêm được nhiều đối tượng thiên văn mới.

Kính thiên văn mới sẽ được phóng lên từ bệ phóng vũ trụ Vandenberg cách Los Angeles, Mỹ. Tuy nhiên, kế hoạch đã bị hoãn lại cho đến ít nhất vào cuối tuần bởi một sự cố với động cơ của thiết bị lái.

Các kỹ sư thực hiện việc kiểm tra lần cuối đối với tên lửa Delta 2 đã phát hiện ra sự cố họ đang phải làm việc rất khẩn trương để khắp phục nó.

“Kính thiên văn sẽ chuyển về các bức ảnh về các hàng xóm của hệ mặt trời của chúng ta. Nó sẽ giúp cho các nhà khoa học biết nhiều điều mà cần phải nghiên cứu trong nhiều thập kỷ”, Eisenhardt nói.

Theo báo cáo, kính thiên văn hầu như nhạy cảm với ánh sáng trong phạm vi hồng ngoại, tại các bước sóng dài hơn từ 5 đến 33 lần ánh sáng đỏ nhìn thấy được. 

Các nhà khoa học đang làm việc với WISE để đưa chiếc kính thiên văn có thể chụp cả bầu trời bằng hồng ngoại vào sử dụng.

Các nhà khoa học cho biết thêm, các đối tượng phát ra ánh sáng hồng ngoại có thể có đến 10.000 tiểu hành tinh nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc. Điều này sẽ cho phép đánh giá đúng khả năng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái Đất hơn. Ngoài ra, hàng chục các ngôi sao lùn, các ngôi sao đã mất và một hành tinh nằm xa hơn Diêm Vương Tinh cũng có thể được khám phá.

Mặc dù kính thiên văn đã giúp phát hiện được 350.000 các đối tượng thiên văn mới, bao gồm nhiều sao chổi và dải bụi nhưng với các đám mây bụi ấm, ảnh trả về chỉ ở 62 pixel và khá mờ.

(Theo Báo Đất Việt/Telegraph)

  • Phát hiện 5 ngọn núi lửa mới trên dãy núi Andes
  • Phát hiện vết tích cổ nhất của loài khủng long Deinonychus
  • Hình ảnh đẹp về mưa sao băng Geminid
  • 'Trái bom nổ chậm” trong lòng biển
  • Người châu Á có nguồn gốc từ Đông Nam Á
  • Đào mỏ nước ngọt trong lòng biển
  • Núi băng khổng lồ tan vỡ
  • Thực vật có nhiều lỗ khí: Niềm hy vọng mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị