Nhóm nghiên cứu Nhật Bản hôm nay cho biết: họ đã phát hiện ra phương pháp có thể làm cho lá thực vật có thể hấp thu được nhiều CO2 hy vọng một ngày nào đó có thể sử dụng để làm chậm quá trình ấm dần của Trái đất hơn thế có thể sản xuất thành thức ăn.
Thực vật nhiều lỗ khí. Ảnh: Epochotime |
Người dẫn đầu nhóm nghiên cứu Giáo sư Ikuko Hara-Nishimura của Trường Đại học Kyoto cho biết: nhóm nghiên cứu phát hiện nếu mang những hạt giống mới nảy mầm ngâm vào một loại dung dịch có chất protein có thể làm tăng số lượng lỗ khí trên lá thực vật thông qua lỗ khí có thể hấp thu chất CO2 và thải ra khí O2.
Ông Ikuko Hara-Nishimura qua điện thoại đã cho phóng viên báo AFP biết: thực vật có càng nhiều lỗ khí ví như có càng nhiều cửa để hấp thu khí CO2 có thể làm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
Ngoài ra số lỗ khí tăng lên trong khi tiến hành quá trình quang hợp cũng có thể sản sinh ra nhiều tinh bột. Tác dụng quang hợp là chỉ quá trình cây xanh hấp thu khí CO2 và nước sinh ra đường và các hợp chất hữu cơ khác.
Ông Ikuko Hara-Nishimura còn cho biết: cứ như thế càng có hy vọng cao hơn cho việc giải quyết nguyên liệu thực phẩm và nhiên liệu sinh học (ông Ikuko Hara-Nishimura hiện đang là giáo sư thực vật học Trường Đại học Kyoto).
Nhóm nghiên cứu sử dụng lá mầm của 1 loài cỏ có tên là Thale Cress tiến hành thực nghiệm. Tuổi thọ của loại thực vật này chỉ có 2 tháng được sử dụng rộng rãi để làm thực vật thí nghiệm.
Cỏ Thale Cress. Ảnh: Epochotime |
Nhóm nghiên cứu phát hiện số lượng các lỗ khí sẽ phát triển tăng tỷ lệ thuận theo nồng độ đậm đặc của dung dịch protein nhân viên nghiên cứu gọi hiện tượng này là Stomagen nhiều nhất có thể tăng gấp 4 lần so với khi chưa ngâm vào hợp chất. Nhưng ông Ikuko Hara-Nishimura lại cho biết: số lượng lý tưởng nhất là tăng từ 2 đến 3 lần vì số lượng quá nhiều sẽ làm trở ngại sự vận động của các tế bào khác trên bề mặt lá.
Làm cho số lượng lỗ khí trên lá tăng thêm rất dễ nhưng chi phí lại rất cao. Nhóm nghiên cứu đang tìm cách để hạ thấp kinh phí hơn. Ông Ikuko Hara-Nishimura cho biết có thể sẽ sử dụng phương pháp cấy ghép gen để tạo ra càng nhiều thực vật nhiều lỗ khí.
Thành Long (Theo Epochotime.com)
(Theo Vietnamnet)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com