Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kính viễn vọng lớn nhất thế giới

Mexico vừa khánh thành kính viễn vọng lớn nhất thế giới, đặt ở độ cao 4.500m. Trong khi đó, Trung Quốc đang vạch kế hoạch xây dựng kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới.

Mexico vừa khánh thành kính viễn vọng lớn nhất thế giới, đặt ở độ cao 4.500m, trên đỉnh núi lửa Sierra Negra ở bang Puebla (miền Trung Mexico).

Kính viễn vọng trông giống như một vệ tinh phẳng khổng lồ màu trắng, có trang bị một ăng ten 50m, có khả năng dò các sóng radio trong không trung từ 13 tỷ năm trở lại đây.

Nhờ thông tin thu được, các nhà thiên văn học có thể lập bản đồ chi tiết hơn về các vì sao và thiên hà, phát hiện thêm nhiều yếu tố mới trong tạo lập vũ trụ.

Tổng thống Mexico Vicente Fox đã đến tận nơi để khánh thành kính viễn vọng quan sát thiên văn này.

Chiếc kính có tên Large Millimeter Telescope (LMT) trị giá 120 triệu USD và do Mỹ tài trợ phần lớn. Nó được hoàn thành dưới sự hợp tác của Mexico và Bộ Quốc phòng Mỹ.

LMT được đặt ở trên ngọn Sierra Negra, một miệng núi lửa đã tắt và là ngọn núi cao thứ 5 tại Mexico. Được biết không khí tại đây loãng đến nỗi phải luôn dự trữ sẵn các bình oxy đề phòng bị ngất.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới, có tên gọi tắt FAST.

Kính được đặt tại một vùng đá vôi ở huyện Bình Đường, tỉnh Quí Châu.

FAST là một trong số 9 dự án lớn hàng đầu của Trung Quốc dùng cho nghiên cứu khoa học và công nghệ. Theo tờ Science Times, tờ báo của Viện khoa học Trung Quốc (CAS), bộ phận phản xạ ánh sáng chính của FAST sẽ bao gồm 4.600 tấm thu năng lượng Mặt trời và chiếm diện tích lớn bằng 25 sân bóng đá cộng lại.

Nan Rendong, người đứng đầu dự án cho biết khả năng quan sát của FAST cao gấp 10 lần so với kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới hiện nay, với độ mở ống kính 100 m.

Nan Rendong cũng cho biết đến nay các nhà khoa học chỉ mới quan sát được 1.760 ẩn tinh (sao không thấy được bằng mắt thường). Với sự giúp đỡ của FAST, họ có thể phát hiện từ 7.000-10.000 ẩn tinh chỉ trong 1 năm.

Nếu việc nghiên cứu tiền khả thi được hoàn thành đúng tiến độ, FAST có thể được đưa vào sử dụng vào năm 2013.

(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

  • Con người đã làm cho các bão ngày càng trở nên hung dữ
  • Điện thoại di động khiến não hưng phấn hơn
  • Những phát minh độc đáo năm 2006
  • Hai loài bướm biến thành một
  • Tàu vũ trụ Atlantis trở về trái đất an toàn
  • Sao Hỏa "mất mặt"
  • Quái vật kỷ Jura lộ diện
  • Giải Nobel Kinh tế năm 2006: Chiến thắng lại là người Mỹ!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị