Kiến chúa tạo ra một âm thanh khác lạ đầy tinh tế tới các chú ong thợ bằng các cọ xát ngực của mình, khi đó chúng có thể bắt đầu trò chuyện. |
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra rằng trong tổ loài kiến thường giao tiếp với nhau bằng cọ xát vào nhau bằng lớp lông cứng và vảy tự nhiên trên cổ.
Khi gắn hệ thống vi micro và loa vào tổ kiến, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng kiến chúa có thể đưa ra các chỉ dẫn bắt buộc đối với kiến thợ.
Chúng có thể ghi nhớ mệnh lệnh của kiến chúa nhưng cũng có nhầm lẫn khi các loài côn trùng khác bắt chước mệnh lệnh đó để sai khiến các chú kiến thợ.
Loài bướn xanh lớn của vùng The Rebel đã học cách truyền âm thanh đó để lừa kiến làm mồi và bảo vệ con non của chúng.
Sâu bướm non phát ra mùi hương bắt chước theo loài kiến lửa. Điều này đã đánh lừa những chú kiến chăm chỉ tự chui vào tổ bướm làm mồi cho nó.
Khi nằm trong tổ, sâu bướm kiếm thức ăn bằng cách bắt chước âm thanh do kiến chúa tạo ra.
Và dĩ nhiên âm thanh đó hoàn toàn khác biệt so với âm thanh của kiến thợ.
Jeremy Thomas, tác giả đến từ đại học Oxford cho biết: “Có vẻ lũ kiến đối đãi với kể bịp sâu bướm như thể chúng là đấng linh thiêng nhất của những đều linh thiêng nhất, đấng tối cao của quyền lực, đó chính là kiến chúa.”
Ông cho biết thêm, những lúc thức ăn khan hiếm, các chú kiến y tá tự biết là chúng phải giết ấu trùng để cung phụng cho loài sâu bướm đang giả vờ là kiến chúa.
Kiến lửa bị lừa để chăm sóc cho loài sâu bướm Maculina. |
Trong tự nhiên, kiến chúa thực sự và loài sâu bướm chiếm giữ những phần lãnh thổ cai trị riêng biệt và chúng không bao giờ đối mặt với nhau.
Nhưng trong một cuộc thử nghiệm, nhộng sâu bướm giả vờ làm kiến chúa được đặt trong một căn phòng có các chú kiến thợ và bốn kiến chúa thật.
Kiến chúa bắt đầu tấn công và cắn sâu bướm nhưng kiến thợ lại cắn và chích chúa của chúng, và dồn hết 4 kiến chúa về phía xa trong góc phòng còn một nhóm kiến thợ khác tập trung bên con nhộng.
Sâu bướm thường mất 11 đến 23 tháng trong cộng đồng kiến trước khi cúng biến hình thành bướm trưởng thành, bò ra khỏi tổ và bay đi.
Loài Maculina Rebeli được mệnh danh là bướm cúc cu, giống như chim, vì chúng có khả năng lừa loài khác làm thức ăn và chăm sóc cho con non của nó.
Giáo sư Thomas cho biết: “Nghiên cứu này là mảnh ghép cuối cùng để hiểu cách thức mà loài bướm xanh lớn của the Rebel có thể cạnh tranh cửa trên với ấu trùng kiến bản địa.”
“Kết quả nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế thành công chiến lược khoa học bảo vệ các loài sinh vật lý thú”
Thực hiện nghiên cứu là nhóm các nhà khoa học quốc tế từ đại học Turin, trung tâm thủy học và sinh thái, và trường đại học Oxford.
(DailyMail - Sở KHCN Đồng Nai )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com